IS nhận trách nhiệm về vụ đánh bom ở Nga
Lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã nhận trách nhiệm về vụ đánh bom ở Nga.
Lực lượng đặc nhiệm Nga ở vùng Kavkaz. (Ảnh: Tvcnews)
Một người thiệt mạng và 2 người bị thương trong một vụ nổ ở khu vực Dagestan, Liên bang Nga ngày 30/3. Lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã nhận trách nhiệm về vụ nổ này.
Hai chiếc ô tô đã bị phá hủy do sức công phá lớn của vụ nổ. Trên trang Amaq, thường tuyên truyền cho IS, lực lượng này đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công và tuyên bố vụ nổ khiến ít nhất 10 sĩ quan cảnh sát Nga thiệt mạng, nhưng thông tin này chưa được kiểm chứng.
IS từng tuyên bố nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công bạo lực nhằm vào lực lượng an ninh ở Bắc Kavkaz, nơi có nhiều người theo đạo Hồi sinh sống.
Điện Kremlin từng chỉ trích tình trạng tham nhũng và nghèo đói lan rộng đã khiến Dagestan trở thành nơi nuôi dưỡng các phần tử hồi giáo cực đoan. Một số phần tử ở Dagestan, giáp biên giới Chechnya đã tuyên thệ trung thành với IS.
Theo_VTV
Video đang HOT
Palmyra mới chỉ là "thắng lợi nhỏ" trong cuộc chiến chống IS
Phương Tây cho rằng thắng lợi ở thành cổ Palmyra (Syria) mới chỉ là bước đầu trong cuộc chiến dài lâu chống tổ chức khủng bố IS.
Những ngày qua, báo chí quốc tế và các nhà lãnh đạo phương Tây không ngừng nhắc tới chiến thắng của quân đội Syria trước tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại thành phố cổ Palmyra.
Lục quân Syria ăn mừng chiến thắng. Ảnh: Dawn.
Dù được đánh giá là rất quan trọng và mang tính biểu tượng cao, song chiến thắng này lại được các nhà lãnh đạo phương Tây đón nhận một cách thận trọng, cho rằng đây mới chỉ là bước khởi đầu trong cuộc chiến dài hơi nhằm đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn nhóm khủng bố này.
Mỹ hạ thấp thắng lợi Palmyra
Chính phủ Mỹ hôm 28/3 dù đánh giá sự kiện quân đội Syria với sự hỗ trợ của Nga đã đẩy lùi được nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ra khỏi Palmyra là "một điều tốt", song lại không giống như nhà lãnh đạo Nga hay một số nhà lãnh đạo phương Tây khác khi từ chối nhắc tới vai trò của quân đội Syria trong chiến thắng quan trọng này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby nói: "Hiện còn quá sớm để đánh giá tác động của chiến thắng tại Palmyra đối với các cuộc đối thoại hòa bình. Tôi không biết chắc là chúng ta có nên hi vọng hay không, song dù sao nó cũng mang lại sự tự tin hơn. Mỹ hoan nghênh việc tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS đã bị đuổi khỏi Palmyra, song chúng tôi vẫn muốn chắc chắn và muốn thấy rằng cả phe đối lập và chính quyền Syria sẽ tiếp tục đàm phán về tiến trình chuyển giao chính trị và đạt được tiến bộ."
Có thể nói, với chiến thắng được xem là "quan trọng nhất" trong cuộc chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng, chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, với sự hỗ trợ của quân đội Nga và phong trào vũ trang Hezbollah của Lebanon đã cho thấy là "lực lượng đấu tranh hiệu quả nhất" trước một tổ chức khủng bố gây lo ngại nhất hiện nay.
Theo tổ chức Theo dõi nhân quyền Syria, trong 20 ngày đấu tranh vừa qua, quân đội Syria đã tiêu diệt được 400 tay súng Nhà nước Hồi giáo tự xưng tại Palmyra - thiệt hại nặng nề nhất mà nhóm khủng bố phải hứng chịu chỉ trong một trận chiến kể từ khi nhóm này nổi lên năm 2013. Còn tại nước láng giềng Iraq, quân đội nước này, với sự hỗ trợ của liên quân quốc tế do Mỹ đứng đầu cũng đang phát động một chiến dịch quân sự quy mô lớn nhằm giành lại thành phố chiến lược miền Bắc Mosul.
Syria dồn lực diệt khủng bố IS
Trong bối cảnh phương Tây quyết tâm tiêu diệt hoàn toàn nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng và tác động tích cực của lệnh ngừng bắn đạt được với phe đối lập có hiệu lực từ cuối tháng 2, các lực lượng ủng hộ chính phủ Syria đang dồn lực chống khủng bố và đã đạt những thành công bước đầu.
Bùng phát từ năm 2011, cuộc xung đột taị Syria đã cướp đi sinh mạng của 270.000 người và gây ra cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ, tạo điều kiện cho các nhóm khủng bố phát triển. Chính vì thế, chiến thắng tại thành phố chiến lược Palmyra đã tạo đà cho những trận chiến tiếp theo của quân đội Syria.
Ngay ngày hôm qua (28/3), một ngày sau khi giành được Palmyra, quân đội Syria đã lên kế hoạch phát động các chiến dịch đánh chiếm lại những thành phố bị nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng chiếm đóng tại phía Đông và phía Tây Palmyra.
Theo tổ chức Theo dõi nhân quyền Syria, quân đội Syria đang muốn tạo ra một vành đai an toàn cho Palmyra để những kẻ khủng bố không thể quay lại thành phố này. Các nguồn tin quân sự Syria đã xác nhận thông tin, đồng thời cho biết, mục tiêu của chính phủ Syria là giành lại những vùng lãnh thổ hiện còn nằm dưới sự kiểm soát của nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng, tiến tới chấm dứt sự tồn tại của chúng tại Syria.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, mục tiêu này là không hề dễ dàng và hơn hết Palmyra mới chỉ là một tiền đồn.
Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?
Chiến thắng tại Palmyra có thể sẽ là bệ phóng cho những thành công tiếp theo trong cuộc chiến chống Nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng, song để nắm bắt được cơ hội này, Syria vẫn cần một chính phủ ổn định và đoàn kết để các nhóm khủng bố không còn cơ hội lợi dụng bất ổn. Chính vì thế, các nhà lãnh đạo thế giới vẫn kỳ vọng về tiến trình đàm phán đang diễn ra giữa chính phủ và phe đối lập Syria, sẽ mở ra cơ hội chấm dứt các cuộc khủng hoảng phát sinh từ cuộc xung đột kéo dài hơn 5 năm qua này./.
Thu Hoài
Theo_VOV
IS hả hê ăn mừng trên nỗi kinh hoàng của người dân châu Âu Cách đây ít giờ, tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã lên tiếng nhận trách nhiệm vụ tấn công liên hoàn tại Brussels, Bỉ đồng thời hả hê ăn mừng bằng hành động chia kẹo cho người dân tại Syria! Ăn mừng trên nỗi kinh hoàng của người dân châu Âu Các tay súng IS đi phát kẹo cho người...