IS mở rộng kiểm soát ở Libya, châm ngòi chạy đua vũ trang
Giới chuyên gia nhận định Nhà nước Hồi giáo đã mở rộng đáng kể phạm vi kiểm soát ở Libya, khiến các phe tham chiến ở nước này phải tăng cường chạy đua vũ trang để đối phó.
Phiến quân Nhà nước Hồi giáo diễu hành ở thành phố Sirte, Libya. Ảnh: SITE.
Nhà nước Hồi giáo (IS) đã tuyển thành công thanh niên từ các bộ lạc địa phương, cung cấp cho họ sự bảo vệ và lợi ích, đồng thời tiếp nhận nhiều quân nhân dưới thời cố lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi, AFP dẫn báo cáo do một ủy ban chuyên gia trình lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 9/3 cho biết.
IS đã củng cố kiểm soát đối với thành phố ven biển Sirte, loại bỏ các lực lượng đối lập. Nhóm phiến quân “đang là thế lực quân sự và chính trị nổi bật nhất trong khu vực”, theo báo cáo.
IS còn xâm nhập vào Tripoli và thành phố miền tây Sabrata, tăng cường sự hiện diện bằng cách tuyển mộ tại địa phương, sử dụng các tay súng nước ngoài tới Libya thông qua Thổ Nhĩ Kỳ và Tunisia.
Nhiều phần tử cực đoan từ vùng châu Phi hạ Sahara di chuyển qua Sudan để gia nhập IS tại Sirte và Benghazi, báo cáo cho biết, xác nhận thông tin nhóm phiến quân đang thu hút tân binh từ một số nước khác ở châu Phi.
Một phiến quân cấp cao, được nhóm chuyên theo dõi phiến quân SITE mô tả là thủ lĩnh mới của IS ở Libya, nói chúng “ngày càng lớn mạnh”.
Các chuyên gia Liên Hợp Quốc còn điều tra khả năng IS có thể lợi dụng hệ thống ngân hàng ở Sirte nhưng tất cả nhân viên ngân hàng được hỏi đều trả lời hệ thống hoặc đã bị hỏng, hoặc lỗi thời.
“IS tận dụng lỗ hổng chính trị và an ninh để mở rộng phần lãnh thổ kiểm soát”, báo cáo nhận định nhưng không ước tính số phiến quân IS ở Libya.
Video đang HOT
Libya rơi vào tình trạng hỗn loạn sau khi nhà lãnh đạo Gaddafi bị lật đổ năm 2011. Nước này hiện có hai chính phủ đối lập tranh giành quyền lực. Chính phủ được quốc tế công nhận chạy khỏi Tripoli từ giữa năm 2014, sau khi liên minh Hồi giáo Fajr Libya chiếm thủ đô và tự thiết lập quốc hội.
Như Tâm
Theo VNE
Tàu ngầm Ấn Độ làm nóng cuộc đua vũ khí dưới lòng biển
Ấn Độ sắp trở thành nước thứ 6 trên thế giới đưa tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân vào hoạt động, khiến cuộc chạy đua vũ trang trong lòng đại dương ở châu Á quyết liệt hơn.
Tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân INS Arihant của Ấn Độ trong một cuộc thử nghiệm. Ảnh: Reuters
Tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân INS Arihant, với lượng giãn nước 6.000 tấn, được phát triển suốt ba thập kỷ qua trong một chương trình bí mật của chính phủ Ấn Độ, đang hoàn tất các khâu thử nghiệm cuối cùng ở vịnh Bengal, Bloomberg dẫn lời một sĩ quan cấp cao Ấn Độ giấu tên cho biết.
Theo Economic Times, INS Arihant sẽ trang bị tên lửa K-15, tầm bắn 750 km và tên lửa đạn đạo K-4, tầm bắn 3.500 km. Cả hai vũ khí trên đều có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân.
INS Arihant do hải quân Ấn Độ vận hành nhưng đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Cơ quan Chỉ huy Hạt nhân do Thủ tướng Narendra Modi đứng đầu.
Việc triển khai tàu ngầm sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ đưa Ấn Độ trở thành cường quốc nắm trong tay bộ ba hạt nhân chiến lược, với khả năng khai hỏa vũ khí hạt nhân từ cả trên bộ, trên không và trên biển.
Giới chuyên gia lo ngại động thái này còn có thể thúc đẩy Trung Quốc thực hiện những biện pháp nhằm củng cố sức mạnh dưới đáy biển, cũng như hỗ trợ các đồng minh hạt nhân là Pakistan và Triều Tiên phát triển những công nghệ tương tự, tiềm ẩn nguy cơ tạo ra thêm những mối bất đồng nguy hiểm tại vùng biển châu Á, nơi các tranh chấp chủ quyền đã dẫn tới cuộc chạy đua tăng cường năng lực hải quân trên khắp khu vực.
"Chúng ta nhiều khả năng sẽ phải chứng kiến thêm nhiều cuộc xung đột ở những vùng biển nhỏ trong khu vực như Biển Đông hay vịnh Bengal", Iskander Rehman, nghiên cứu viên sau tiến sĩ tại Chương trình Chính sách Đối ngoại thuộc Viện Brookings, Mỹ, nhận xét.
"Căng thẳng chắc chắn sẽ nảy sinh từ những cuộc chạm trán dưới đáy biển, đặc biệt là khi cả tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân lẫn tàu ngầm sở hữu vũ khí quy ước đang xuất hiện ngày càng dày đặc khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", Rehman cho biết thêm.
Cả Ấn Độ và Trung Quốc đều chủ trương theo đuổi chính sách không sử dụng vũ khí hạt nhân trước, nghĩa là chỉ đáp trả sau khi bị tấn công hạt nhân. Trên lý thuyết, những nỗ lực trang bị vũ khí hạt nhân cho tàu ngầm chủ yếu nhằm ngăn ngừa chiến tranh xảy ra bằng cách răn đe đối phương. Tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo được nhìn nhận là đã đóng vai trò răn đe tương tự trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Mỹ, Anh, Pháp, Nga và gần đây nhất là Trung Quốc đã đưa tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân vào hoạt động.
Bộ Chỉ huy Chiến lược và Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ tiết lộ tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân Trung Quốc bắt đầu thực hiện nhiệm vụ tuần tra chiến đấu từ năm ngoái song Bắc Kinh không đưa ra thông báo chính thức về các lần tuần tra này.
"Trước những khả năng đã được biết đến của Trung Quốc cũng như các nỗ lực nhằm phát triển năng lực răn đe trên biển của nước này, có thể thận trọng giả định rằng những chuyến tuần tra kiểu như vậy đang xuất hiện", Washington Times dẫn lời người phát ngôn Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ Pamela Kunze nói.
Dù vậy, cả Ấn Độ lẫn Trung Quốc đều chưa hoàn toàn làm chủ công nghệ cho phép họ xây dựng năng lực răn đe hạt nhân đủ tin cậy. Tàu ngầm của họ vẫn quá ồn và dễ bị phát hiện, khiến chúng khó được xem là có năng lực "tấn công lần hai", tức đáp trả bằng hạt nhân sau khi bị đối phương tấn công hạt nhân phủ đầu, theo một báo cáo đưa ra hồi năm ngoái của Viện Chính sách Quốc tế Lowy, Australia.
Điều khiến giới chuyên gia lo ngại hơn là việc Pakistan và Triều Tiên, hai đối tác của Trung Quốc, đều từ chối thực hiện chính sách không tấn công hạt nhân trước. Nhiều dấu hiệu còn cho thấy hai quốc gia này đang ngày càng lộ liễu hơn khi theo đuổi việc triển khai vũ khí hạt nhân trên biển.
Pakistan năm ngoái hoàn tất thương vụ mua 8 tàu ngầm quy ước từ Trung Quốc, làm dấy lên những mối quan ngại cho rằng chúng có thể được lắp đặt tên lửa hành trình gắn đầu đạn hạt nhân.
Triều Tiên cũng tuyên bố đang thử nghiệm tàu ngầm phóng tên lửa, đồng thời khẳng định đã phát triển thành công công nghệ gắn đầu đạn hạt nhân vào tên lửa.
Trong khi đó, theo Lầu Năm Góc, Trung Quốc hiện sở hữu ít nhất 62 tàu ngầm, trong đó 4 tàu có khả năng phóng tên lửa đạn đạo hạt nhân.
"Một giai đoạn bất ổn kéo dài sẽ bắt đầu nếu Trung Quốc và Ấn Độ triển khai tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân trên tàu ngầm", báo cáo của Viện Lowy nhấn mạnh. "Các tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân Trung Quốc và Ấn Độ, hay tàu ngầm của Pakistan và Triều Tiên, vẫn dễ dàng bị đối phương phát hiện. Thực tế này khiến hoạt động của chúng trở nên khó lường trong những thời điểm khủng hoảng. Hơn nữa, những lực lượng mới, được giả định là giúp bình ổn tình hình kể trên, còn có nguy cơ làm trầm trọng hơn các căng thẳng trên biển".
Giới quan sát suy đoán Trung Quốc thậm chí đang lên kế hoạch biến các đảo nhân tạo mà nước này bồi đắp trái phép ở Biển Đông thành căn cứ cho hạm đội tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo hạt nhân.
Mặc dù gặp nhiều trở ngại, Ấn Độ vẫn đang đạt được nhiều tiến bộ trong việc phát triển vũ khí trang bị cho tàu ngầm. Báo The Hindu dẫn lời một cố vấn khoa học của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ cho hay nước này năm 2013 đã phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo K-15 từ tàu ngầm.
Tháng 9 năm ngoái, Tổ chức Phát triển và Nghiên cứu Quốc phòng Ấn Độ tuyên bố sẵn sàng đưa vào sử dụng tên lửa đạn đạo K-4 phóng từ tàu ngầm.
Theo Jon Grevatt, nhà phân tích công nghiệp quốc phòng khu vực châu Á - Thái Bình Dương từ tạp chí IHS Jane's, Ấn Độ cần chứng tỏ cho thế giới thấy họ hoàn toàn có khả năng điều động tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân một cách hiệu quả. Cột mốc quan trọng này sẽ là một phần trong chiến lược lớn hơn nhằm bảo đảm an ninh cho Ấn Độ, ông Grevatt bình luận.
"Tàu ngầm INS Arihant là bàn đạp đối với Ấn Độ nhưng tôi không nghĩ nó sẽ thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực, trừ phi Ấn Độ có 4 - 5 chiếc như vậy", Grevatt nói.
Hồng Vân
Theo VNE
Đoàn xe nghi chở phiến quân IS bị không kích ở Libya Một đoàn xe nghi chở phiến quân Nhà nước Hồi giáo hôm qua bị không kích ở một thị trấn miền tây Libya nhưng chưa rõ do bên nào thực hiện. Đoàn xe Nhà nước Hồi giáo diễu hành ở thành phố Sirte, Libya. Ảnh: IBTimes. Đợt không kích diễn ra sáng sớm qua gần thị trấn Bani Walid, miền tây Libya. Ba...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tòa châu Âu buộc Malta chấm dứt chương trình 'hộ chiếu vàng'

Tàu chiến Philippines phóng thành công tên lửa đối không Mistral 3

Nhà hàng Trung Quốc bốc cháy dữ dội, 22 người thiệt mạng

Iran công bố nguyên nhân vụ cháy nổ thảm khốc ở cảng

Pakistan cảnh báo nguy cơ chiến tranh với Ấn Độ

Chi tiêu quốc phòng Mỹ có thể đạt kỷ lục hơn 1.000 tỉ USD

Xe lao vào trại hè học sinh tại Mỹ, 4 người thiệt mạng

Tàu sân bay Mỹ cua gấp né hỏa lực Houthi làm tiêm kích F/A-18 rơi xuống biển

Mất điện tại châu Âu: ban bố tình trạng khẩn cấp, không loại trừ nguyên nhân nào

Ông Trump ký sắc lệnh kiểm soát người nhập cư tại các 'thành phố trú ẩn'

Ai đang dẫn đầu cuộc đua tổng thống Hàn Quốc ?

100 ngày đầu của chính quyền Trump 2.0
Có thể bạn quan tâm

Bình Định hút khách bằng chuyến tàu du lịch miễn phí
Du lịch
12:00:44 30/04/2025
Chữa nám da ở mức độ trung bình
Làm đẹp
11:54:43 30/04/2025
Bộ Công an thẩm tra lại vụ tai nạn khiến bé gái 14 tuổi ở Vĩnh Long tử vong
Pháp luật
11:51:13 30/04/2025
Bạn gái HIEUTHUHAI lại khóa MXH gây xôn xao, dân tình nghi lại 'đâm chọt' ai đó?
Netizen
11:50:16 30/04/2025
Ngả mũ khung hình 9 giây tuyệt đối điện ảnh nảy số 1001 kịch bản của Nhiệt Ba, Trương Lăng Hách và 1 mỹ nam
Sao châu á
11:42:01 30/04/2025
7 vị thuốc tốt cho người bị gãy xương
Sức khỏe
11:39:24 30/04/2025
LĐBĐ Tây Ban Nha cấm 6 trận với Antonio Rudiger, xóa thẻ đỏ Beliingham
Sao thể thao
11:09:07 30/04/2025
Điện thoại Samsung Galaxy S25 Edge lộ cấu hình và giá bán "chát"
Thế giới số
11:06:03 30/04/2025
Loạt xe máy phổ thông bán dưới mức giá của hãng đề xuất
Xe máy
10:56:17 30/04/2025
Đại lễ 30/4: Lan Ngọc, Tiểu Vy và dàn sao Việt tự hào tham gia diễu hành, Hoà Minzy đưa con trai "cắm trại" ngay từ khuya
Sao việt
10:37:10 30/04/2025