IS mất 16% diện tích kiểm soát từ đầu năm 2016
Nhà nước Hồi giáo mất 16% diện tích kiểm soát ở Iraq và Syria trong 9 tháng đầu năm nay.
Phiến quân Nhà nước Hồi giáo. Ảnh: Reuters.
Diện tích khu vực bị Nhà nước Hồi giáo (IS) kiểm soát trong năm 2015 giảm từ 90.800 km2 xuống còn 78.000 km2, tương đương 14%. Trong 9 tháng đầu năm 2016, tính đến ngày 3/10, IS chỉ còn kiểm soát diện tích 65.500 km2 ở Iraq và Syria, tức giảm thêm 16%, IHS Conflict Monitor cho biết ngày 9/10.
Theo giới phân tích, một trong những đòn giáng mạnh nhất vào IS là việc Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp quân sự vào Syria cuối tháng 8, giúp giành lại thị trấn chiến lược gần biên giới Jarablus từ IS.
“Mất khả năng tiếp cận tuyến đường lậu qua biên giới vào Thổ Nhĩ Kỳ khiến IS không thể tuyển thêm phiến quân từ nước ngoài”, Columb Strack, nhà phân tích cấp cao tại IHS, nói.
Video đang HOT
Thông tin trên xuất hiện trong bối cảnh Iraq đang lên kế hoạch tấn công Mosul, thành trì của IS tại nước này. Các đơn vị tham gia chiến dịch giải phóng Mosul gồm lực lượng chống khủng bố bản địa, Peshmerga người Kurd, dân quân dòng Sunni và Shiite. Liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu sẽ không kích yểm trợ.
Mosul, thành phố lớn thứ hai Iraq, bị IS chiếm từ hè 2014. Đại tá Chris Garver, người phát ngôn liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu, hồi tháng 8 nhận định dù tinh thần IS giảm sút, cuộc chiến giành lại Mosul, bắt đầu trong vài tháng tới, vẫn sẽ không dễ dàng.
Như Tâm
Theo VNE
Iraq cảnh báo chiến tranh nếu Thổ Nhĩ Kỳ không rút quân
Thủ tướng Iraq hôm qua cảnh báo về nguy cơ xảy ra một cuộc "chiến tranh khu vực" nếu Thổ Nhĩ Kỳ vẫn kiên quyết giữ binh sĩ trên lãnh thổ nước này.
Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi. Ảnh: Reuters
"Chúng tôi đã nhiều hơn một lần yêu cầu phía Thổ Nhĩ Kỳ không can thiệp vào các vấn đề của Iraq và tôi lo ngại chuyến phiêu lưu mà Thổ Nhĩ Kỳ đang theo đuổi có thể biến thành một cuộc chiến tranh khu vực",Reuters dẫn lời Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi tuyên bố trên sóng truyền hình quốc gia. "Hành động của giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ là không thể chấp nhận được và chúng tôi không muốn rơi vào thế đối đầu quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ", ông al-Abadi nhấn mạnh.
Mối quan hệ giữa Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ thời gian gần đây trở nên căng thẳng bởi ảnh hưởng từ cuộc nội chiến Syria cũng như tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ tuần trước bỏ phiếu mở rộng hiện diện quân sự ở Iraq thêm một năm để đối phó với cái họ gọi là "những tổ chức khủng bố".
Quốc hội Iraq tối 4/10 đáp trả bằng cách lên án quyết định trên, đồng thời kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ rút khoảng 2.000 binh sĩ đang đóng quân tại các khu vực phía bắc Iraq về nước.
Ankara cho biết họ điều quân tới Iraq theo lời mời từ ông Masoud Barzani, lãnh đạo chính quyền người Kurd. Hầu hết binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ hiện đóng tại một căn cứ ở Bashiqa, phía bắc Mosul, chủ yếu làm nhiệm vụ huấn luyện các tay súng Peshmerga và chiến binh Sunni.
Phó thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus khẳng định việc điều động này là cần thiết sau khi IS giành quyền kiểm soát Mosul, thành phố lớn thứ hai Iraq, hồi năm 2014.
Chính quyền trung ương Iraq khẳng định chưa bao giờ đưa ra lời mời nào như vậy và coi những binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ là quân chiếm đóng.
Vị trí thị trấn Bashiqa, Iraq. Đồ họa: BBC
Vũ Hoàng
Theo VNE
Bà nội trợ Iraq 'nấu đầu chiến binh IS' Một phụ nữ mặc áo choàng đen và đầu trùm khăn đen lạnh lùng nói với những người đàn ông cầm vũ khí đứng sau lưng: "Im miệng và đứng yên đấy". Um Hanadi và nhóm dân quân tại thị trấn Shirqat. Ảnh: Facebook Họ lập tức yên tĩnh, chỉnh lại vũ khí và đứng thẳng lưng. Người phụ nữ đeo một khẩu...