IS lần đầu tiên huấn luyện binh sĩ sử dụng chiến đấu cơ
Theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria có trụ sở tại Anh, phiến quân của Nhà nước Hồi giáo (IS) đang được huấn luyện sử dụng 3 chiếc chiến đấu cơ. Nếu như thông tin này được xác nhận, đây sẽ là lần đầu tiên IS chiếm lĩnh được bầu trời.
Tổ chức Giám sát Nhân quyền tại Syria cho biết, các phi công Iraq, những người đã gia nhập Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria hiện đang nỗ lực đào tạo phiến quân của tổ chức này sử dụng 3 chiếc chiến đấu cơ mà chúng đã chiếm được của quân đội chính phủ Syria.
3 chiếc chiến đấu cơ IS chiếm giữ từ quân đội Syria thuộc loại MiG21 hoặc MiG23
Theo ông Rami Abdulrahman, người đứng đầu Tổ chức Giám sát nhân quyền tại Syria, những phiến quân của IS đang được huấn luyện trên 3 chiếc chiến đấu tại sân bay quân sự al-Jarrah, phía đông Aleppo. Trước đó, IS thường sử dụng các loại vũ khí tịch thu được từ các căn cứ quân sự tại Syria và Iraq, tuy nhiên đây sẽ là lần đầu tiên IS huấn luyện phiến quân của mình sử dụng chiến đấu cơ.
Ông Rami Abdulrahman nói rằng nhiều nhân chứng tại phía bắc tỉnh Aleppo gần sân bay đã chứng kiến cảnh diễn tập này nhiều lần. Ông khẳng định: “Các phiến quân được đào tạo bởi những huấn luyện viên, những sĩ quan của Iraq từng là phi công dưới thời cựu tổng thống Saddam Hussein. Mọi người có thể quan sát thấy trên bầu trời, các máy bay cất cánh từ sân bay rồi lại quay trở lại nhiều lần.”
Hiện vẫn chưa rõ những chiếc chiến đấu cơ này có được trang bị vũ khí hay không, và phi công của IS có thể bay được bao xa với những chiếc máy bay này. Các nhân chứng cũng khẳng định, 3 chiếc chiến đấu cơ này thuộc loại MiG21 hoặc MiG23 của quân đội Syria.
Khói bốc lên từ thị trấn Kobani tại Syria trong ngày 17/10, nơi các chiến binh người Kurd đang nỗ lực đẩy lui phiến quân IS
Video đang HOT
Trước đó trang cá nhân Twitter của nhóm ủng hộ Nhà nước Hồi giáo (IS) đã đăng tải hình ảnh của những chiếc chiến đấu cơ bị thu giữ ở Syria, tuy nhiên theo các nhà phân tích và ngoại giao, những chiếc máy bay này dường như không được sử dụng.
Trong khi đó, theo phương tiện truyền thông, các chiến dịch không kích của Mỹ và đồng minh xung quanh thị trấn biên giới Kobani tại Syria đã giúp các chiến binh người Kurd đẩy lui lực lượng IS. Trả lời phỏng vấn hãng tin BBC, một chỉ huy người Kurd khẳng định phiến quân của IS hầu như đã bị đẩy ra khỏi hầu hết các thị trấn và khu vực này sẽ được “giải phóng sớm”.
Theo báo cáo của tổ chức Giám sát Nhân quyền, đã có khoảng 650 người trong đó có khoảng 400 phiến quân của IS thiệt mạng tại thị trấn Kobani trong vòng một tháng qua. Tuy nhiên thực tế, con số này có thể nhiều gấp đôi.
Theo Khampha
Đàn em IS ở Philippines sắp chém đầu con tin Đức
Phiến quân ly khai Abu Sayyaf ở Philippines là "đàn em" của quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS, dọa đến 5 giờ chiều nay 17.10 (giờ Philippines, 9 giờ GMT) sẽ chém đầu con tin Đức Stefan Okonek. Nếu chúng không nhận được khoản tiền chuộc 5,6 triệu USD và Đức phải ngưng ủng hộ các cuộc không kích IS của Mỹ.
Ông Okonek bị IS bắt ngồi trong nấm mộ của ông.
Abu Sayyaf gần đây tuyên bố liên minh với IS, nói với đài phát thanh Radio Mindanao Network ở miền nam Philippines, nói chúng đã gia hạn thêm 2 giờ và nếu sau thời hạn mới mà yêu sách của chúng, ông cụ Okonek 71 tuổi sẽ bị chém đầu, theo kênh truyền hình thời sự Al Jazeera.
Vị bác sĩ Đức cùng bạn đời Henrite Dielen cũng người Đức bị Abu Sayyaf bắt hồi tháng 4, khi chiếc du thuyền của họ bị gãy ở gần đảo Palawan khi họ đang tiến đến bang Sabah (đông Malaysia).
Ông bà bị giữ ở đảo Jolo, sào huyệt của Abu Sayyaf ở phía nam Philippines vốn đông tín đồ Thiên Chúa giáo.
Hôm 15.10, một đoạn video được công bố, cho thấy ông Okonek bị buộc trong một cái hố đất, và ông được bọn Abu Sayyaf cho biết đó là mồ chôn ông nếu chúng không được chung số tiền chuộc 250 triệu peso Philippines (5,56 triệu USD).
Chúng cũng đòi Đức ngưng hộ các cuộc không kích do Mỹ dẫn đầu, vào những mục tiêu IS ở Syria và Iraq.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức nói "những lời dọa không là cách thích đáng để tác động vào chủ trương đối ngoại của Đức". Nhưng cho biết nhóm giải quyết khủng hoảng của Bộ đang bám tình hình.
Ông Okonek nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn truyền thanh của Radio Mindanao Network từ thành phố Zamboanga: "Chúng bảo đến thứ Sáu sẽ giết tôi. Tôi đang ngồi trong một cái hố 3 x 5 mét. Chúng bảo đó là mộ của tôi. Chúng xô tôi xuống hố".
Ông nói tiếp: "Tôi hy vọng sẽ được thoát khỏi đây nhưng tôi không thấy người của chính phủ nắm tình hình để ráng đem chúng tôi ra...".
Ông cho biết bị sụt cân nhiều vì không được ăn uống đầy đủ. Và 10 tên khủng bố canh giữ ông 24/7. Ông bị cách ly với bà Dielen từ ngày 13.10.
Đây là lần thứ hai ông Okonek lên tiếng với đài truyền thanh này, từ sau lần trôi hạn chót hôm 10.10.
Trưa 14.10, bọn Abu Sayyaf còn gởi đến một đài radio khác một đoạn video, chiếu cảnh một nhóm đàn ông đối xử thô bạo với một người nước ngoài bị trói tay, có lẽ là ông Okonek. Người nước ngoài nói ông bị trói tay quá chặt, khi chúng buộc ông ngồi trước lá cờ đen của IS.
Trước đó, Abu Sayyaf gọi điện cho Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario để thương lượng, điều khiến hy vọng sẽ có một giải pháp nào đó.
Một sĩ quan cấp cao của quân đội Philippines nói cuộc thương lượng đang diễn ra, nhưng ông không rõ chi tiết:
"Điều có thể nói là chúng tôi sẵn sàng mở chiến dịch, nhất là chiến dịch bảo vệ pháp luật, không nhất thiết là để giải cứu", theo phó đô đốc Reynaldo Yoma cho hãng tin Reuters biết qua điện thoại."Nếu chúng tôi tính kế hoạch giải cứu, điều đó có thể làm chệch hướng cuộc đàm phán đang diễn ra", ông nói.
Hiện quân đội Philippines đang ráo tiết tuần tra ở đảo Jolo (cách Manila 960 km về phía nam). Trung tướng Rustico Guerrero, một chỉ huy quân đội Philippines, nói chính phủ đang theo dõi kỹ tình hình tại chỗ, và không muốn gây hại cho hai con tin.
Abu Sayyaf trong quá khứ nổi tiếng về khoản bắt cóc con tin đòi tiền chuộc, giết người và đánh bom khủng bố, dù chúng tuyên bố muốn một nhà nước Hồi giáo ở miền nam Philippines. Năm 2000, chúng từng bắt cóc 21 khách du lịch và nhân viên một khu resort lặn biển ở Malaysia.
Chúng giữ số con tin gồm người Pháp, Đức, Phần Lan, Nam Phi suốt nhiều tháng ở đảo Jolo, trước khi trả tự do cho họ, sau khi cố Đại tá Muammar Gaddafi của Libya chi số tiền chuộc hàng triệu USD, theo các quan chức Philippines.
Phía Libya phủ nhận thông tin này, nhưng thừa nhận có các quan chức chính phủ Libya tham gia các cuộc đàm phán.
Sau khi được trả tự do, nhiều con tin đã đến Libya du lịch.
Theo Một Thế Giới
Du kích Syria trở thành nỗi kinh hoàng của IS Ngày càng nhiều nhóm du kích quay súng chống lại phiến quân IS và gây cho chúng thiệt hại nặng nề. Trong những ngày gần đây, phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) đang phải hứng chịu những thất bại nặng nề từ những cuộc không kích dữ dội của liên quân do Mỹ đứng đầu và lực lượng phòng vệ người Kurd,...