IS kiếm hàng chục triệu đô nhờ đầu cơ tiền tệ
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) dùng tiền mặt cướp được từ các ngân hàng ở Iraq để đầu cơ trên thị trường tiền tệ quốc tế và thu về hàng chục triệu đô.
Việc đầu cơ tiền tệ giúp IS trở thành nhóm phiến quân giàu nhất thế giới. Ảnh minh họa: Telegraph
Theo Telegraph, thông tin trên được công bố trong cuộc điều trần của một tiểu ban do Bộ Ngoại giao Anh thành lập để kiểm định vai trò của Anh trong vấn đề tài chính của IS.
Trong phiên điều trần, ông John Baron, chủ tịch tiểu ban, đã yêu cầu làm rõ liệu chính phủ Anh, với cam kết hỗ trợ cắt đứt mạng lưới tài chính của IS, đã có hành động thích đáng để ngăn chặn hoạt động của nhóm này hay chưa. Cùng với buôn lậu dầu và tống tiền, IS đang lấn sân sang tội phạm cổ cồn trắng và thu về nguồn lợi nhuận lớn.
IS ước tính cướp được hơn 400 triệu USD từ ngân hàng trung ương tại thành phố Mosul mà chúng chiếm đóng vào năm 2014. Chúng thu về tới 20 triệu USD mỗi tháng khi bơm số tiền này vào các thị trường tiền tệ hợp pháp ở Trung Đông.
IS cũng bòn rút tiền lương hưu mà chính phủ Iraq đang chi trả cho các nhân viên nhà nước ở Mosul.
“Số tiền mặt mà IS cướp được, cùng số lương hưu bị thất thoát, đã được chuyển vào các ngân hàng Jordan và thu về lại hệ thống này qua Baghdad”, ông Baron nói.
Video đang HOT
Lợi nhuận được chuyển trở lại kho bạc của IS qua ‘hawala”, một hệ thống chuyển tiền tự do, trong đó việc thanh toán tiền mặt được thực hiện ở một nước sau khi tài sản có giá trị tương đương được đem ra thế chấp ở một nước khác.
Ông Tobias Ellwood, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề Trung Đông và Bắc Phi của Anh, thừa nhận có một lỗ hổng trong hệ thống tài chính địa phương nhưng cho hay giới chức đang nỗ lực khắc phục.
Hồi tháng 12, Ngân hàng Trung ương Iraq đã công bố danh sách 142 công ty trao đổi tiền tệ mà Mỹ tình nghi đang chuyển tiền cho IS và cấm các công ty này tham gia những cuộc đấu giá đôla được tổ chức hai lần mỗi tháng nhằm làm suy yếu mạng lưới tài chính của IS.
Anh Ngọc
Theo VNE
Tiền mặt 'vắng bóng' tại Somalia
Khắp đường phố thủ đô Mogadishu tiền mặt dần biến mất, thẻ tín dụng là không cần thiết và việc mua sắm hằng ngày là điện thoại di động, tốc độ và kỹ thuật số.
Quốc kỳ Somalia - Ảnh: Reuters
Anh Ahmed Farah Hassan không còn mang những tờ bạc shilling, tiền tệ của nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá nhiều năm qua. Tại một trạm xăng ở thủ đô Mogadishu, người đàn ông 32 tuổi này đổ xăng đầy bình và trả tiền với vài thao tác bấm điện thoại.
"Ngày nay thật dễ dàng. Tôi không cần mang theo tiền mặt. Tôi chỉ cần sử dụng điện thoại để trả hóa đơn ở khắp nơi khi tôi mua hàng hóa hay dùng dịch vụ. Mọi người ở đây có ngân hàng riêng của mình. Nó an toàn", anh Hassan, một tài xế tại tổ chức phi chính phủ làm việc cùng Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) để giúp đỡ trẻ em đường phố cho biết.
Khắp đường phố thủ đô Mogadishu tiền mặt dần biến mất, thẻ tín dụng là không cần thiết và mua sắm hằng ngày là tốc độ và kỹ thuật số. Hệ thống ngân hàng Somalia sau nhiều năm bị tàn phá bởi xung đột và gián đoạn kinh tế, giờ đây đã được bổ sung, hoặc thay thế bằng tiền trên điện thoại di động.
Hãng Hormuud Telecommunication ở Somalia thành lập năm 2002 giữa thời điểm bạo lực tạm lắng giới thiệu ngân hàng di động ở quốc gia Đông Phi cách đây 6 năm. Năm 2011, hãng bỏ hệ thống cũ và giới thiệu EVC Plus. Miễn phí và dễ sử dụng, EVC Plus hoạt động như dịch vụ chuyển tiền điện thoại di động M-PESA của Safaricom, dịch vụ đã phục vụ hàng triệu người kể từ khi ra đời vào năm 2007. Hiện tại, EVC Plus của Somalia có hơn 2,5 triệu người dùng trên toàn quốc.
Công ty Hormuud là một trong ít nhất ba doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyển tiền qua điện thoại di động ở Somalia, nơi mà cứ mỗi 100 người lại có 51 người có một thuê bao điện thoại di động. Gần 40% người dân trưởng thành ở Somalia sử dụng tài khoản tiền điện thoại di động, theo số liệu năm 2014 của Ngân hàng Thế giới (WB).
Tiểu thương ở chợ Somalia (như người đàn ông này tại thủ đô Mogadishu) sử dụng tiền trên điện thoại di động thay cho tiền mặt ngày càng nhiều - Ảnh: Reuters
Giám đốc điều hành Hormuud Ahmed Mohamed Yusuf cho biết cộng đồng người Somalia, những người gửi khoảng 1,6 tỉ USD về đất nước, đã giúp các ngân hàng di động "cất cánh". Đây là con số tương đối cao nếu so với GDP quốc gia vào năm 2014 là 5,7 tỉ USD, theo WB.
"Dịch vụ này được thông qua vì lý do chính là hệ thống ngân hàng trong nước còn rất hạn chế. Rủi ro khi mang theo tiền mặt ở đất nước vẫn chưa ổn định về chính trị và đang phục hồi sau hơn hai thập niên hỗn loạn, nội chiến cũng là một lý do", ông Yusuf nói.
Dhublawe Ibrahim Aden, một người bán hàng rong 25 tuổi, đồng nhận định với CEO Hormuud: "Không an toàn để mang theo tiền mặt ở đây. Nếu ai đó mua giày và trang sức từ quầy hàng của tôi, họ sẽ phải trả cho tôi qua điện thoại di động. Tôi không nhận tiền mặt từ khách hàng".
Không như M-PESA sử dụng tiền tệ địa phương, hệ thống của Hormuud chuyển tiền dùng đô la Mỹ - ngoại tệ được cả nước Somalia ưa thích về mặt thương mại - dù đồng shilling vẫn còn trong lưu thông. Người dùng hệ thống có thể chuyển đến 3.000 USD/ngày khắp miền nam và trung Somalia.
Nhiều thập niên qua, Somalia được mô tả như một người đàn ông bệnh tật trong vấn đề thương mại và ổn định kinh tế tại vùng châu Phi Hạ Sahara vì hai thập niên nội chiến, cùng khủng bố. Song quốc gia châu Phi này vẫn đạt được dáng vẻ của sự ổn định trong những năm gần đây, và Mogadishu cũng trở thành trung tâm hoạt động kinh tế.
Các doanh nghiệp Somalia xếp hàng dài trên các con phố ở trung tâm Mogadishu. Người tiêu dùng thanh toán trên điện thoại di động cho mọi món hàng, từ thực phẩm trong siêu thị, cam ở chợ, đánh giày trên đường phố hay một cốc trà sữa tại quán cà phê ngoài trời.
Dù dịch vụ này vẫn đối mặt với các rủi ro, như việc nhóm khủng bố al-Shabaab từng de dọa các công ty hỗ trợ công nghệ này vào năm 2014, nó chắc chắn vẫn quan trọng trong nền kinh tế đang gặp khó này.
Thành viên Halima Aden thuộc Diễn đàn Kinh tế Somalia, tổ chức độc lập phát triển kinh tế và tài chính đất nước, cho biết: "Người dân đang kinh doanh mà không có bất kỳ lo sợ gì về việc tiền rơi vào tay các phiến quân. Ngành viễn thông của đất nước đi lên nhanh chóng, được thúc đẩy bởi sự cạnh tranh khốc liệt giữa rất nhiều doanh nghiệp viễn thông thống trị thị trường".
Thu Thảo
Theo Quartz
Iraq mở đợt tấn công lớn vào IS ở phía bắc Baghdad Các lực lượng an ninh Iraq hôm nay mở chiến dịch tấn công nhằm giành lại những khu vực ở phía bắc thủ đô Baghdad từ tay Nhà nước Hồi giáo. Các lực lượng an ninh Iraq được điều động đến khu vực biên giới với Arab Saudi ngày 17/2. Ảnh: Reuters. Chiến dịch có sự tham gia của lực lượng chống khủng...