IS khoe đường hầm “miễn dịch” không kích của Mỹ
Binh lính thuộc lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã tận dụng triệt để mạng internet để khoe khoang về hệ thống đường hầm được khẳng định có khả năng giúp lực lượng này chống chịu các cuộc không kích liên hồi của Mỹ và liên quân gần thành phố Fallujah, Iraq.
Hình ảnh được cắt ra từ đoạn video được IS đăng tải trên Youtube để khoe đường hầm
Video được IS tung lên mạng Youtube hôm 10/11 bởi IS có hình ảnh về một nhóm các chiến binh thánh chiến mà hầu hết trong số đó đeo mặt nạ, đang mải miết, hỳ hục đào đường hầm.
Điểm mấu chốt, theo một binh sĩ IS tiết lộ trong đoạn video, là đường hầm được đào cong để hạn chế khả năng những mảnh bom phát nổ trong các cuộc không kích gây sát thương.
Trong đoạn video, các binh sĩ IS cũng khẳng định đường hầm trên được tạo dựng và trưng dụng làm hệ thống đường cứu trợ, cung cấp thực phẩm và vũ khí hạng nặng cho lực lượng này.
Video đang HOT
Bên cạnh đó chiến binh này thổ lộ: “Những rãnh đuờng hầm có thể khiến chúng tôi từ bỏ cả nhà của mình”, và lý giải rằng đường hầm này thường xuyên được sử dụng như phòng ngủ hoặc nơi nghỉ ngơi.
Evan Kohlmann, một nhà phân tích khủng bố của kênh NBC News đã kiểm tra tính xác thực của đoạn video và nhận định: “Đoạn video này là một nỗ lực của IS để cho công chúng thấy rằng ngay cả khi phải đối mặt với các cuộc không kích dữ dội của Mỹ và liên quân thì IS vẫn có thể xoay xở tồn tại bình thường. Và IS muốn những kẻ đang rót tiền ủng hộ tổ chức này thấy rằng lực lượng này vẫn tiến hành họat động trơn chu và hiệu quả trên chiến trường giữa “mưa bom” từ các cuộc không kích”.
Mỹ và lực lượng liên quân đã liên tục nã bom và tên lửa vào các vị trí của IS ở tỉnh Anbar (bao gồm cả Fallujah và nhiều địa điểm khác) tại Iraq và nhiều nơi ở Syria kể từ tháng 8. Bên cạnh đó, quân đội Iraq cũng đã tích cực tấn công các vị trí của IS để giành lại quyền kiểm soát ở một số khu vực của nước này.
Theo H.Linh/NBC
Tin tức
Phát hiện nhiều đường hầm bí mật ở biên giới Trung Quốc
Hình ảnh chụp từ vệ tinh Trung Quốc cho thấy có hàng chục đường hầm xuyên biên giới nằm trong những khu vực nhạy cảm.
Theo Diplomat, tuần qua, Cục Quản lý Không gian Quốc gia của Trung Quốc báo cáo rằng vệ tinh Gaofen-1 đã chụp được hình ảnh "hàng chục đường hầm xuyên biên giới" ở phía tây bắc Tân Cương và dọc theo biên giới Trung - Triều.
Những đường hầm này được sử dụng làm gì hiện vẫn chưa rõ, tuy nhiên, phương tiện truyền thông Trung Quốc cho biết đường hầm xuyên biên giới Trung-Triều bất hợp pháp trước đó được các chiến binh Duy Ngô Nhĩ và các nhóm khủng bố thường xuyên sử dụng để trốn ra nước ngoài huấn luyện.
Một cửa khẩu ở Tân Cương.
Đối với Trung Quốc, các đường hầm xuyên biên giới ở Tân Cương đang được quan tâm ngày càng nhiều. Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan (ETIM) và nhánh nhỏ của nó, Phái Hồi giáo Turkestan (TIP), đều có cơ sở tại khu vực bộ tộc Pakistan, bao gồm cả al-Qaeda và phong trào Hồi giáo Uzbekistan (nhóm này đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công hồi tháng 6 tại sân bay quốc tế Karachi).
Trung Quốc đang rất quan tâm đến việc các nhóm khủng bố này huấn luyện cho các phần tử khủng bố Duy Ngô Nhĩ của nước họ bởi vì sau đó, các phần tử này sẽ lẻn trở lại Trung Quốc để tổ chức tấn công khủng bố. Điều này khiến các đường hầm trở thành một mối đe dọa tiềm năng.
Các báo cáo ngắn gọn của giới truyền thông Trung Quốc cũng không nói rõ vị trí chính xác những đường hầm xuyên biên giới dẫn tới đâu. Biên giới Tân Cương giáp với nhiều nước khác như Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan và Pakistan. Theo mô tả, những đường hầm này nằm ở phía tây bắc Tân Cương, mặc dù vậy, các gợi ý cho thấy chúng kết nối miền tây Trung Quốc với Kazakhstan và Kyrgyzstan. Điều này cho thấy những đường hầm xuyên biên giới có thể được những người tị nạn Duy Ngô Nhĩ sử
dụng chứ không phải các chiến binh.
Chính phủ Trung Quốc hiện tại hạn chế khả năng ra nước ngoài của người Duy Ngô Nghĩ ở Tân Cương, do đó, những người muốn di cư thường phải rời khỏi đất nước một cách bất hợp pháp. Chính quyền Bắc Kinh từ lâu đã cố trấn áp những người di dân Duy Ngô Nhĩ và yêu cầu những người tị nạn khi đến các quốc gia khác bắt buộc phải quay lại Trung Quốc. Các nước Trung Á như Kazakhstan là vị trí địa lý thích hợp cho người tị nạn Duy Ngô Nhĩ bởi đây là trung tâm của cộng đồng này.
Đường hầm xuyên biên giới Triều Tiên có vẻ tương tự như đường hầm ở Tân Cương, tuy nhiên vẫn có những điểm ngược lại. Người dân Triều Tiên thường vượt biên sang Trung Quốc để bắt đầu cuộc sống mới tại đây hoặc các nơi khác.
Những đường hầm này dần dần sẽ là con đường cho người dân Triều Tiên vượt biên bất hợp pháp tới đông bắc Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc thường xuyên đưa nhóm nạn dân này về nước bất chấp sự phản đối từ các nhóm nhân quyền. Liên Hiệp Quốc gần đây đưa báo cáo về tình hình nhân quyền của Triều Tiên, ước tính rằng Bắc Kinh đã hồi hương hàng chục ngàn người Triều Tiên, gần như tất cả trong số đó phải đối mặt với hình phạt tù giam và tra tấn.
Tuy nhiên, gần đây Triều Tiên cũng là nước cung cấp một lượng lớn thuốc trái phép, đặc biệt là ma túy tổng hợp. Và đường hầm Trung - Triều có thể là nơi đi lại buôn bán (kể cả những mặt hàng công nghệ như smartphone vốn bị kiểm soát rất chặt tại Bình Nhưỡng).
Các tin tức về những đường hầm xuyên biên giới ở Tân Cương và đông bắc Trung Quốc được đưa ra để các nhà lập pháp Trung Quốc tập trung vào các hoạt động phản gián trong nước. Việc thông báo các vệ tinh Gaofen-1 cung cấp thông tin về đường hầm xuyên biên giới bất hợp pháp cho các cơ quan an ninh công cộng Trung Quốc có lợi cho cả công nghệ và bộ máy an ninh quốc gia của Trung Quốc.
Theo Người Đưa Tin
Những hình ảnh mới khẳng định Triều Tiên sắp thử hạt nhân Theo AFP, giới phân tích ngày 30/4 cho rằng những hình ảnh mới chụp từ vệ tinh khẳng định tiếp tục diễn ra những hoạt động tại bãi thử hạt nhân chính của Triều Tiên phù hợp với công tác chuẩn bị cho vụ nổ nguyên tử tiếp theo. Hình ảnh bãi thử Punggye-ri chụp từ vệ tinh. Theo Viện khoa học và...