IS hành quyết ‘gián điệp’ bằng súng máy trước khi chặt đầu
Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tung video hành quyết dã man người chống đối bằng súng máy sau đó chặt đầu nạn nhân.
Người đàn ông bị IS hành quyết với cáo buộc làm gián điệp. Ảnh: Mirror.
IS tung video hành quyết một người đàn ông bị cáo buộc là gián điệp, Mirror hôm nay đưa tin. Nạn nhân bị trói vào cột gỗ, đao phủ IS dùng súng máy sát hại người này trước khi chặt đầu.
Trong video, nạn nhân trả lời phỏng vấn, thừa nhận mình là “radifi”. Đây là một thuật ngữ của đạo Hồi chỉ những người từ chối công nhận quyền lãnh đạo hợp pháp của chính quyền Hồi giáo.
Video hành quyết mới của IS được cho là quay tại Aleppo, Syria song chưa rõ thời gian cụ thể.
Theo Vnexpress
Video đang HOT
(CĐ 18) Kỳ 106 Tình báo điện tử Liên Xô/Nga: Trên bộ và trên biển, trên không và trên làn sóng
Sự thiết lập nhà nước cảnh sát, việc cấm Đảng Cộng sản Đức, sự ủng hộ tăng lên của dân Đức đối với chế độ độc tài Hitler, cũng như một loạt những kẻ đào ngũ trong lực lượng mật trước giữa thập niên 1930 đã dẫn đến sự đổ vỡ của lưới tình báo Liên Xô tại Đức.
Sự khởi đầu (59)
Sự đổ vỡ của lưới này còn gây ra tổn thất lớn hơn cho tình báo vô tuyến điện tử bởi vì Đức là nước duy nhất có những mật mã rất phức tạp mà các chuyên gia mã thám Xô-viết chưa giải phá được. Cho đến tận khi Đức xâm lược Liên Xô, họ không giải phá được một khoá mã nào của máy mã Enigma.
Các mật mã ngoại giao chủ yếu của Đức còn khó giải mã hơn Enigma. Do đó mà tuy có trong tay lưới tình báo lớn nhất thế giới, nhưng ngày 22 tháng 6 năm 1941, Liên Xô đã phải hứng chịu một đòn thất bại chí tử. Trước hết, đó là thất bại của tình báo Liên Xô. Mặc dù công bằng mà nói thì nguyên nhân thất bại không chỉ là do thiếu thông tin tin cậy về địch mà cả do phân tích và sử dụng sai những tin tình báo đã có.
Trong giai đoạn đầu chiến tranh chống Liên Xô, Hitler cho rằng, quân đội Đức sẽ chiến thắng trước mùa đông và rất hy vọng được bắt tay người Nhật ở tuyến đường xuyên Siberia. Ribbentrop đã yêu cầu sứ quán Đức ở Tokyo thuyết phục Nhật xé bỏ hiệp ước trung lập với Liên Xô mới chỉ được ký ba tháng trước khi bắt đầu thực hiện kế hoạch Barbarossa.
Tin tức tình báo về ý đồ của Nhật do nhóm của Sorge cung cấp khi Đức đã tấn công Liên Xô không phải là những tin tức duy nhất. Người ta đồng thời cũng đã thu được cái gì đó từ các bức điện ngoại giao Nhật bị giải mã (hệ mã Purple đã bị giải phá). Có lẽ chính nhờ được tin tức mã thám xác nhận cho các bức điện của mình mà Sorge mới giành được sự tin tưởng hoàn toàn của Moskva. Thông tin về ý đồ của Nhật tiếp tục được cung cấp kể cả sau khi Sorge đã bị bắt.
Trong bức điện mật mã gửi ngày 27 tháng 11 năm 1941 từ Tokyo đến sứ quán ở Berlin có nói: "Cần phải gặp Hitler và bí mật giải thích với ông ta lập trường của chúng ta đối với Mỹ. Hãy giải thích với Hitler rằng, các nỗ lực chính của Nhật Bản sẽ được tập trung ở hướng Nam (nhằm chống Mỹ và Anh - TG) và chúng ta không dự định tiến hành các hành động lớn ở hướng Bắc (chống Liên Xô - TG).
Tin tức về các kế hoạch chiến tranh của Nhật mà Sorge và các chuyên gia mã thám của NKVD thu thập được đã cho phép Stalin điều động một nửa quân lực của quân khu Viễn Đông sang mặt trận Xô-Đức. Lực lượng tăng viện này đã đến đó vào thời điểm gay cấn nhất của chiến tranh thế giới thứ II khi Hitler bắt đầu cuộc tấn công Moskva và gọi là "trận quyết chiến cuối cùng".
Một trong những nguyên nhân khiến hoạt động của tình báo vô tuyến điện tử Liên Xô chống Đức được cải thiện vào mùa xuân năm 1943 là nhờ công tác chặn thu được hoàn thiện. Ngay từ đầu cuộc chiến, các chuyên gia mã thám của NKVD và GRU đã vật lộn để giải phá Enigma. Thông tin thu được từ Anh nhờ Philby, Long và Cairncross không có ý nghĩa lớn đối với họ. Nhưng việc người Anh đã thu được các thông tin đó bằng cách đọc điện tín của Đức đã khiến các chuyên gia mã thám Liên Xô hy vọng là họ sẽ cũng làm được điều đó.
Tuy nhiên, tất cả đều hiểu đó là nhiệm vụ rất nan giải. Hải, Lục, Không quân Đức - tất cả đều dùng máy mã Engima và sử dụng các khoá mã khác nhau cho những mục đích khác nhau, ở những địa điểm và thời gian khác nhau. Kể từ năm 1941, có tới không dưới 50 khoá mã Enigma đồng thời được sử dụng và tất cả đều được thay đổi hàng ngày.
Ngày 17 tháng 1 năm 1943, trước khi bị đánh tan ở Stalingrad, Cục Thông tin liên lạc của Wehrmacht đã kết luận rằng, các chuyên gia mã thám Xô-viết đã giải phá được Enigma. Nhờ thu giữ được các máy mã, khoá mã và bắt được các nhân viên cơ yếu-thông tin, tình báo vô tuyến điện tử Liên Xô đã đọc được điện mật mã chặn thu từ một số kênh liên lạc của Đức.
Trận đánh Stalingrad đã tạo thêm cơ hội để phát triển ngành mã thám ứng dụng của Liên Xô. Trong tay nhóm quân Đức bị vây gần Stalingrad có ít nhất 26 máy mã Enigma mà trong điều kiện bị bao vây thì tiêu huỷ chúng đơn giản là không thể. Lọt vào tay Hồng Quân cùng với các máy mã chắc còn có một số vị trí đặt khoá mã.
Điều không kém phần quan trọng là trong số gần 100 ngàn tù binh bị bắt gần Stalingrad có cả những lính thông tin và cơ yếu và có lẽ không phải tất cả họ đều có thể cưỡng lại những đề nghị kiên trì yêu cầu giúp đỡ các chuyên gia mật mã Liên Xô.
Như một sự ghi nhận thành tựu của tình báo vô tuyến điện tử Xô-viết, trong quyết định tổ chức hội nghị sĩ quan thông tin liên lạc vào năm 1943, người Đức viết: "Cấm truyền các chỉ thị của Hitler trên kênh liên lạc vô tuyến dưới mọi hình thức". Tuy có trong tay các chuyên gia mật mã xuất sắc của NKVD và GRU, nhưng vẫn thiếu các thiết bị Bombes và Colossus mà các đồng nghiệp ở GCHQ của Anh có được.
Mùa xuân năm 1943, các cơ quan mã thám Liên Xô đã giáng đòn tấn công chính vào đỉnh chứ không phải vào nền móng của nghệ thuật cơ yếu Đức. Họ tiến hành mã thám các mật mã thủ công của địch, chứ không phải máy mã Enigma hoặc Triton. Cuối năm 1942, Đại bản doanh Tổng tư lệnh Tối cao Xô-viết đã quyết định thành lập các tiểu đoàn vô tuyến điện đặc nhiệm.
Các sử gia Liên Xô, không định vi phạm lệnh cấm áp đặt đối với chủ đề tình báo vô tuyến điện tử, đã nói về vai trò của các tiểu đoàn này trong việc gây nhiễu vô tuyến và trong các chiến dịch tung tin giả, những đã "quên" đề cập đến việc mỗi tiểu đoàn vô tuyến điện đặc nhiệm phải được trang bị 18-20 máy chặn thu và 4 máy định vị. Mặc dù các tiểu đoàn vô tuyến điện đặc nhiệm bắt đầu được thành lập ngay vào cuối trận Stalingrad, nhưng phải sau này chúng mới có đóng góp rất lớn trong thời gian trận đánh Kursk. Thành công của họ có được một phần là nhờ tính kỷ luật vô tuyến điện kém của các báo vụ viên Đức.
(Còn tiếp)
Ban biên tập
Theo NTD
Sức mạnh ít biết của súng Minimi Mk3 Việt Nam dùng Được coi là phiên bản mới nhất của dòng súng máy FN Minimi nổi tiếng, Minimi Mk3 là loại vũ khí cực đáng sợ tại bất kỳ đâu nó tham chiến. Súng máy Minimi được công ty FN Herstal của Bỉ bắt đầu nghiên cứu phát triển cuối những năm 1970 đầu 1980. Gần đây, FN Herstal đã giới thiệu biến thể FN...