IS giành quyền kiểm soát Ramadi, Mỹ cam kết cung cấp vũ khí hạng nặng cho quân đội Iraq
Các chiến binh của Tổ chức nhà nước Hồi giáo cực đoan (IS) đã kiểm soát các tòa nhà chính phủ ở thành phố then chốt Ramadi, Iraq. Trước tình hình này, Mỹ cam kết sẽ cung cấp vũ khí hạng nặng cho quân đội Iraq.
Quân đội nước ngoài chiến đấu tại Iraq, chống lại sự mở rộng của IS
Đêm 14-5, IS đã mở cuộc tấn công tại Ramadi. Họ sử dụng 6 xe đánh bom tự sát, súng cối và các hợp chất hóa học tấn công vào các tòa nhà cảnh sát và văn phòng thống đốc.
Ít nhất 10 cảnh sát thiệt mạng, hàng chục người bị thương và hơn 50 cảnh sát viên khác bị bắt làm tù binh tại hiện trường.
Cuộc chiến kéo dài tới 14:00 giờ địa phương (11:00 GMT) ngày 15-5. Người ta nhìn thấy lá cờ đen của IS đã bay trên nóc tòa nhà cảnh sát tại Ramadi.
Các chiến binh Sunni cố gắng chiến đấu để bảo vệ Ramadi
Video đang HOT
Vài giờ sau, IS tuyên bố, họ đã nắm quyền kiểm soát toàn bộ Ramadi, tiêu diệt hàng loạt các chiến binh ủng hộ chính phủ và bắt giữ hàng chục cảnh sát làm tù binh.
Trong nhiều tháng qua, IS và quân đội Iraq đã tiến hành hàng loạt các vụ tấn công nhằm kiểm soát tỉnh Anbar, thành phố chiến lược quan trọng của Iraq. Hiện tại, sau cuộc tấn công mới nhất này, IS đã chiếm được thành phố trọng yếu Ramadi, đây là một thắng lợi lớn cho IS và là một “thất bại” đối với liên minh do Mỹ đứng đầu.
Ngày 16-5, Nhà Trắng cho biết, Phó Tổng thống Mỹ, Joe Biden đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Iraq, Haidar al-Abadi. Trong đó, Mỹ cam kết sẽ cung cấp vũ khí hạng nặng, bao gồm cả tên lửa và đạn dược bổ sung cũng như là binh lính để hỗ trợ các lực lượng Iraq, nhằm chiếm lại thành phố Ramadi.
Người dân chạy trốn khỏi cuộc chiến
Phóng viên BBC, Ahmed Maher tại Baghdad phân tích, qua cuộc tấn công nói trên, tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS muốn gửi một thông điệp rõ ràng cho chính phủ trung ương ở Baghdad rằng, họ đã kiểm soát Ramadi, vì vậy trên thực tế họ đã là người cai trị toàn bộ tỉnh Anbar.
Đồng thời, đây cũng là một cú đánh mạnh vào chính phủ Iraq, vốn đang nỗ lực để tái kiểm soát và ngăn chặn Anbar và các thị trấn, thành phố chủ chốt của rơi vào tay của IS trong vòng một năm qua.
Hồi tháng 4-2015, Thủ tướng Iraq đã cam kết rằng, lực lượng của ông sẽ “giải phóng” Anbar từ IS, sau khi tái kiểm soát thành công Tikrit.
Tuy nhiên, ngày 16-5, IS tuyên bố rằng sau khi thất thủ tại một số khu vực, họ đã thành công trong việc chiếm Ramadi -trung tâm thành phố và khu phức hợp của chính phủ. Đây là một chiến thắng phi thường, sẽ là bàn đạp để IS kiểm soát toàn bộ Anbar.
Trong khi đó, tại Syria, IS đã tiến gần hơn các di tích cổ nổi tiếng tại Palmyra. Lực lượng quân đội của chính phủ Syria đang cố gắng để ngăn chặn bước tiến của các chiến binh.
Các quan chức văn hóa sợ rằng IS sẽ phá hủy các di tích lịch sử như họ đã làm ở một số địa điểm cổ đại khác tại Iraq.
Theo_An ninh thủ đô
Thái Lan từ chối tàu chở 300 người nhập cư
Ngày 14.5, Thái Lan phát hiện một con tàu chở 300 người nhập cư đang trôi dạt trên vùng biển nước này nhưng không cho phép những người này vào đất liền, mà chỉ cung cấp thức ăn và nước uống cho họ, theo Reuters.
Những người nhập cư trên tàu được tìm thấy tại ngoài khơi bờ biển Thái Lan ngày 14.5 - Ảnh: AFP
Con tàu nói trên được phát hiện ở ngoài khơi bờ biển Thái Lan, cách đảo Koh Lipe khoảng 17 km. Cảnh sát khu vực cho biết đã cung cấp đồ ăn và nước uống cho khoảng 300 người nhập cư trên tàu, tuy nhiên không cho phép những người này lên đất liền.
Theo ghi nhận của phóng viên AFP tại hiện trường, trong số những người có mặt trên tàu, nhiều người trông ốm yếu, và có rất nhiều trẻ em. Một người nhập cư cho biết họ có 300 người, đã lênh đênh trên biển suốt 2 tháng qua, họ muốn tới Malaysia nhưng mãi không đến được đó.
AFP dẫn lời người nhập cư nói trên khẳng định: "Khoảng 10 người đã chết trong suốt chuyến đi và chúng tôi đã thả thi thể họ xuống biển".
Cũng theo AFP, những người nhập cư này thuộc nhóm Hồi giáo thiểu số Rohingya ở Myanmar.
Những kẻ đưa người trái phép đã trốn khỏi các con tàu, bỏ lại hàng nghìn người phải lênh đênh trên biển, sau khi giới chức Thái Lan trấn áp nạn buôn người. Cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc đã phải đưa ra cảnh báo về một cuộc khủng hoảng nhân đạo rất lớn, theo Reuters.
Bên cạnh Thái Lan, các nước khác trong khu vực như Malaysia và Indonesia cũng đang đau đầu với tình trạng nhập cư bất hợp pháp, tị nạn, cũng như nạn buôn người.
Ngày 29.5 tới, Thái Lan sẽ tổ chức "Hội nghị đặc biệt về di cư trái phép tại Ấn Độ Dương" nhằm bàn cách giải quyết triệt để vấn đề người tị nạn. Hội nghị này sẽ có sự tham dự của các quan chức cao cấp đại diện 15 nước có liên quan như Úc, Indonesia, Malaysia, Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam, Bangladesh và Mỹ, cùng các quan sát viên của Cao uỷ Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, Tổ chức quốc tế về di dân (IOM), theo The Nation ngày 14.5.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Malaysia từ chối tàu chở 500 người nhập cư Malaysia đã từ chối tàu chở hơn 500 người Myanmar và Bangladesh sau khi cho nhiên liệu và thức ăn, Thứ trưởng Nội vụ nước này Wan Junaidi Jaafar xác nhận ngày 14.5. Người tị nạn là vấn đề nhức nhối ở nhiều nơi - Ảnh: Reuters Ông Jaafar nói Malaysia không chịu nổi làn sóng người nhập cư trái phép đổ vào...