IS dùng WhatsApp, Telegram để rao bán nô lệ tình dục
Các thành viên tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) ngoài sử dụng thiết bị mã hóa để lên kế hoạch và thực hiện tấn công khủng bố, còn dùng các ứng dụng mã hóa để rao bán nô lệ tình dục.
Công cụ trò chuyện mã hóa như Telegram được IS tận dụng để rao bán nô lệ tình dục. AFP
Báo cáo từ BGR nói rằng, các thành viên IS đã sử dụng Telegram, dịch vụ trò chuyện mã hóa, để rao bán các cô gái trẻ làm nô lệ tình dục với giá hàng ngàn USD. Các dịch vụ khác được sử dụng cho mục đích tương tự như Facebook và WhatsApp, nhưng Telegram dường như là dịch vụ chat chính sử dụng cho hoạt động buôn bán nô lệ tình dục.
Video đang HOT
“Cô bé còn trinh, đẹp, 12 tuổi… Giá của cô bé là 12.500 USD, và cô sẽ được bán sớm”. Đó là thông điệp quảng cáo được IS đăng trên một cuộc trò chuyện mã hóa cùng với quảng cáo mèo con, vũ khí và dụng cụ chiến thuật. Cuộc đối thoại được tiết lộ bởi một nhà hoạt động cộng đồng Yazidi với AP, cho biết nhiều phụ nữ và trẻ em đang bị IS giam giữ làm nô lệ tình dục.
Ước tính có khoảng 3.000 phụ nữ và bé gái bị IS giam giữ làm tù nhân và bán ra với sự giúp đỡ của các ứng dụng smartphone. “Telegram rất phổ biến ở Trung Đông. Điều này được sử dụng cho cả những mục đích tốt lẫn mục đích xấu”, phát ngôn viên Telegram Markus Ra cho biết với AP.
Còn phát ngôn viên WhatsApp Matt Steinf nói: “Chúng tôi sẽ cố gắng loại bỏ hành vi sử dụng WhatsApp để rao bán nô lệ tình dục. Và các tài khoản sẽ bị vô hiệu hóa khi có những bằng chứng về hoạt động vi phạm các điều khoản của chúng tôi. Chúng tôi khuyến khích mọi người sử dụng công cụ báo cáo của chúng tôi nếu họ gặp phải những loại hình này”.
Kiến Văn
Theo Thanhnien
Nga thông qua luật yêu cầu giải mã tin nhắn Facebook
Chính phủ Nga vừa thông qua một đạo luật yêu cầu các công ty công nghệ phương Tây phải cung cấp công cụ hóa giải tin nhắn nếu không muốn bị phạt nặng.
Nga đang có những động thái muốn giám sát chặt chẽ những dịch vụ nhắn tin trên internet. AFP
Theo Neowin, đạo luật nói trên đã được thông qua, buộc những công ty công nghệ phương Tây phải "hợp tác", và phục vụ vào việc điều tra chống khủng bố.
Cụ thể, đạo luật nhắm thẳng vào các dịch vụ gửi tin nhắn như Facebook Messenger, WhatsApp, Telegram... với yêu cầu phải cung cấp cho Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) quyền được truy cập vào dữ liệu của dịch vụ để phục vụ điều tra, nếu từ chối hợp tác thì cơ quan quản lý phải chịu mức án phạt một triệu rúp (khoảng 15.000 USD).
Đối với các tổ chức hoặc cá nhân đang sử dụng những dịch vụ nói trên, khi được FSB yêu cầu cung cấp thông tin dữ liệu để phục vụ điều tra mà từ chối hợp tác sẽ chịu mức phạt từ 3.000 đến 50.000 rúp.
Đạo luật trên gặp nhiều tranh cãi, bởi các công ty công nghệ cho rằng nó sẽ ảnh hưởng đến quyền tự do của người dùng dịch vụ mình.
Thành Luân
Theo Thanhnien
Tin tặc vẫn có thể xem trộm tin nhắn trên WhatsApp và Telegram WhatsApp và Telegram - hai ứng dụng nhắn tin được xem là rất bảo mật hiện nay, thực tế vẫn có thể bị xem trộm được nội dung nhắn tin bằng việc khai thác lỗ hổng nằm trong chính số điện thoại của người dùng. WhatsApp hiện nay vẫn đang là công cụ nhắn tin miễn phí được rất nhiều người ưa chuộng....