IS dọa phế truất Tổng thống Nga
Nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) đã đưa ra lời đe dọa với Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong đó thề sẽ phế truất ông và “giải phóng” khu vực Bắc Caucasus bất ổn do sự ủng hộ của vị tổng thống này với chính quyền Syria.
Trong đoạn video đăng lên Youtube có quay cái mà các phần tử IS gọi là máy bay tiêm kích do Nga cung cấp, một chiến binh tuyên bố bằng tiếng Arab: “Đây là thông điệp dành cho ông Vladimir Putin, đây là những máy bay mà ông gửi cho Bashar (Tổng thống Syria Bashar al-Assad), chúng tôi sẽ gửi chúng cho ông, hãy nhớ điều đó. Chúng tôi sẽ giải phóng Chechnya và toàn bộ khu vực Caucasus”.
Cũng trong đoạn video trên, nhiều chiến binh đã đứng trên chiếc máy bay trên và buông lời đe dọa Tổng thống Assad.
Nhóm phiến quân đứng trên chiếc tiêm kích và buông lời đe dọa Tổng thống Putin.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Iraq Hoshyar Zebari đã lên án vụ chặt đầu 2 nhà báo Mỹ của các phần tử thánh chiến Hồi giáo là “hành động tàn bạo và độc ác” – cho thấy cần phải nhanh chóng đánh bại chúng.
Phát biểu trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Canada John Baird, Ngoại trưởng Zebari nêu rõ: “Đây là điều mà chúng tôi phải đối mặt hằng ngày tại Iraq. Những hành vi tàn bạo… mà những kẻ này gây ra với nhân dân chúng tôi, với các cộng đồng người thiểu số, là không tả xiết”.
Video đang HOT
Cùng ngày, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cho biết các bằng chứng chỉ ra rằng phiến quân thuộc nhóm IS đã hành quyết hơn 500 tù nhân tại Iraq trong năm nay.
Pháp cân nhắc hành động quân sự
Tổng thống Pháp Francois Hollande ngày 3/9 đã nêu khả năng đáp trả bằng biện pháp quân sự với mối đe dọa đến từ lực lượng IS đang chiếm giữ các khu vực rộng lớn ở Iraq và Syria.
Tuyên bố ra sau khi kết thúc cuộc họp quốc phòng của Văn phòng tổng thống Pháp cho biết “Tổng thống đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc phản ứng về mặt chính trị, nhân đạo và nếu cần thiết là cả quân sự theo luật pháp quốc tế” để chống lại IS.
Trong diễn biến liên quan cùng ngày, Giám đốc Trung tâm Chống khủng bố Quốc gia của Mỹ Matthew Olsen cho biết IS là mối đe dọa thực sự đối với Phương Tây nhưng lực lượng này “không phải là bất khả chiến bại” khi các cuộc không kích của Mỹ đã giúp phơi bày những yếu điểm của chúng.
Theo ông Olsen, hiện không có bằng chứng “đáng tin” về khả năng IS đang âm mưu tấn công Mỹ trong tương lai gần và các cuộc không kích của Mỹ đã chứng tỏ nhóm phiến quân này dễ bị tổn thương trước “hành động quân sự hiệu quả”.
EU cam kết tham gia
Liên minh châu Âu (EU) cho biết họ “tận tâm hơn bao giờ hết” với cuộc chiến quốc tế chống lại nhóm IS sau khi nhóm thánh chiến này sát hại nhà báo Mỹ Steven Sotloff.
Tuyên bố của EU từ Brussels nêu rõ: “Vụ sát hại dã man nhà báo Mỹ Steven Sotloff lại là một sự thể hiện quyết tâm của IS trong việc theo đuổi và mở rộng chiến lược khủng bố”.
Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Italy Roberta Pinotti đã tuyên bố nước này sẽ cung cấp vũ khí cho người Kurd tại Iraq vào tuần tới, chậm nhất là ngày 10/9. Tuyên bố này được đưa ra trong một cuộc họp của các Ủy ban quốc phòng của Hạ viện và Thượng viện Italy. Theo dự kiến, các máy bay vận tải C-130 của Không quân Italy sẽ chở một khối lượng lớn súng tiểu liên, súng máy, đạn dược, đạn pháo và các khí tài quân dụng khác cho lực lượng người Kurd.
Theo T.N
Tin tức/AFP
Việt Nam tăng cường thể chế quốc gia bảo vệ nhân quyền
Việt Nam sẽ trình bày Báo cáo quốc gia về thực hiện quyền con người theo cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát lần 2 tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (LHQ) vào tháng 1/2014.
Báo cáo do Việt Nam soạn thảo tập trung vào các nội dung tổng quan tình hình bảo đảm các quyền con người ở Việt Nam; việc tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người trên thực tế; những ưu tiên và cam kết trong việc tiếp tục thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người ở Việt Nam... Vụ trưởng Vụ Các tổ chức quốc tế - Bộ Ngoại giao Hoàng Chí Trung nêu rõ, tham gia Hội đồng Nhân quyền với tư cách quốc gia thành viên, Việt Nam sẽ có thêm điều kiện chia sẻ những kinh nghiệm bảo vệ, thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam, đóng góp đầy đủ hơn trong vấn đề quốc tế lớn hiện nay là quyền con người, mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác quốc tế và tranh thủ những kinh nghiệm quốc tế phù hợp.
Những kinh nghiệm của quá trình đổi mới, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam và vị trí của Việt Nam là thành viên của ASEAN, Phong trào Không liên kết, Cộng đồng Pháp ngữ và nhiều tổ chức quốc tế, khu vực khác... sẽ góp phần có ý nghĩa vào việc thúc đẩy công việc của Hội đồng Nhân quyền.
Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam, bà Pratibha Mehta, khẳng định việc trúng cử chứng tỏ chính phủ Việt Nam đã tăng cường tham gia vào các cơ chế nhân quyền trong những năm qua.
Việt Nam đã được ủng hộ bởi chính các cam kết tự nguyện như tiếp tục cải thiện hệ thống tư pháp và pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền và tăng cường các thể chế quốc gia về bảo vệ nhân quyền.
Là thành viên của Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam đã cam kết duy trì những tiêu chuẩn cao nhất về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.
Theo Tiền Phong/TTXVN
"Việt Nam sẽ đóng góp trực tiếp vào việc bảo vệ, thúc đẩy quyền con người" "Việt Nam sẽ có cơ hội đóng góp trực tiếp một cách xây dựng và trách nhiệm vào công cuộc bảo vệ và thúc đẩy các giá trị quyền con người. Mọi ý kiến đóng góp, xây dựng của Việt Nam sẽ có tác động trực tiếp đến cơ chế Nhân quyền của LHQ". Ông Ngô Quang Xuân (nguyên Đại sứ Việt Nam...