IS đánh thuế… phụ nữ không mang tất, đàn ông tỉa râu không xin phép
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) luôn được coi là nhóm khủng bố giàu nhất thế giới. Tuy nhiên, do liên tục bị mất lãnh thổ và giá dầu giảm, IS đang phải áp đặt nhiều loại thuế kỳ quái để duy trì nguồn thu.
Những tay súng IS
Ví dụ như, trong vùng lãnh thổ mà chúng kiểm soát, người dân sẽ bị phạt 100USD nếu để cửa mở. Với mỗi câu trả lời sai khi bị hỏi ngẫu nhiên về luật Hồi giáo Sharia, thành viên sẽ phải nộp lại 20USD cho tổ chức.
Ngoài ra, IS còn áp đặt một số loại thuế kỳ quặc khác: phụ nữ bị phạt 25USD nếu mặc quần áo quá chật, hoặc 30USD nếu không đi tất. Đàn ông thì bị phạt nặng hơn, tới 50USD nếu… cắt tỉa râu mà không được phép.
Những quy định hà khắc còn được áp dụng cho vật nuôi: nếu đeo chuông cổ cho một con cừu, người chủ vừa bị phạt 10USD, vừa bị tịch thu luôn vật nuôi của mình.
Video đang HOT
Với những người Hồi giáo theo dòng Sunni, hoặc bất cứ ai từng làm việc cho chính quyền, IS bắt họ phải mua một loại “giấy chứng nhận hối lỗi” đặc biệt. Mỗi tờ chứng nhận này có giá từ 200 – 2.500USD.
Theo các chuyên gia, số người sinh sống tại các vùng lãnh thổ mà IS chiếm đóng đã giảm mạnh từ 9 triệu người (năm 2015) xuống còn 6 triệu người trong vòng 1 năm qua. Vì thế, tổ chức khủng bố này không còn cách nào khác ngoài việc áp dụng nhiều biện pháp tận thu nhằm duy trì nguồn tài chính.
“Đây là những tín hiệu cho thấy những khó khăn tài chính lớn của nhóm (IS)”, chuyên gia phân tích tài chính cao cấp Ludovico Carlino khẳng định với phóng viên Reuters hồi tuần trước.
Theo ông Carlino, các loại thuế đóng góp khoảng 1/2 nguồn thu của IS, và gần như tất cả mọi khía cạnh trong đời sống người dân đều bị áp thuế. Chính vì vậy, cuộc sống của những người cư trú tại lãnh thổ bị IS chiếm đóng càng khó khăn hơn bao giờ hết.
Trọng Sang
Theo_Giáo dục thời đại
Thay đổi họ tên có phải xin phép bố mẹ không?
Quyền thay đổi họ, tên là một trong các quyền nhân thân cơ bản của mỗi cá nhân được pháp luật dân sự Việt Nam bảo hộ.
Hỏi: Chào các luật sư, cho cháu hỏi 1 vấn đề, cháu được ba mẹ đặt cho 1 cái tên khá kì cục, làm cháu xấu hổ, tự ti khi giao tiếp với mọi người, lâu dần cháu tự kỷ, không dám nói chuyện với ai. Giờ cháu muốn đổi chữ đệm và tên của mình thì có được không? Có cần phải xin phép ba mẹ không và thực hiện như thế nào? Năm nay cháu 15 tuổi.
Thay đổi họ tên có phải xin phép bố mẹ không? - Ảnh minh họa.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Vấn đề này chuyên gia tư vấn luật TRẦN THỊ HẬU - CÔNG TY LUẬT HỢP DANH FDVN đưa ra ý kiến như sau:
Quyền thay đổi họ, tên là một trong các quyền nhân thân cơ bản của mỗi cá nhân được pháp luật dân sự Việt Nam bảo hộ. Các trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên quy định tại Khoản 1 Điều 27 Bộ luật Dân sự 2005 trong đó có trường hợp: theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó. Như vậy, bạn có thể thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi chữ đệm và tên của mình.
Để thực hiện thủ tục này, bạn cần nộp 01 bộ hồ sơ bằng hình thức trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc theo hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến đến Uỷ ban nhân dân cấp huyện - nơi đăng ký hộ tịch trước đây (Khoản 1 Điều 46 Luật Hộ tịch 2014). Các giấy tờ trong bộ hồ sơ bao gồm: Tờ khai đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc tại Phụ lục 5 ban hành kèm Thông tư 15/2015/TT-BTP, ngày 16/11/2015 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, ngày 15/11/2015 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch; Các giấy tờ liên quan.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP: Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và phải thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên còn phải có sự đồng ý của người đó. Do đó, trong trường hợp này, bạn cần phải được sự đồng ý của cha, mẹ mình và phải được thể hiện rõ trong Tờ khai.
Về thủ tục thực hiện: trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, nếu thấy việc thay đổi chữ đệm, tên là có cơ sở, phù hợp với quy định pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp của Phòng Tư pháp ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trích lục cho người yêu cầu. Trong trường hợp cần xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
Như vậy, bạn có thể thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi chữ đệm và tên của mình dựa trên những quy định pháp luật mà chúng tôi đã viện dẫn. Sau khi thực hiện xong thủ tục thay đổi, để đảm bảo sự phù hợp, thống nhất giữa các giấy tờ liên quan đến cá nhân mình, bạn cần thực hiện việc đính chính, sửa đổi về tên trong các giấy tờ đó.
Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.
HUY LÂM
Nguồn: Người đưa tin
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Đám cưới anh, em xin phép không đến dự được không? Mấy ngày trước, anh gọi điện cho chị mời đám cưới. Rồi anh lại nhắn tin nhắc chị: "Em nhớ đến nhé, không được thất hứa với anh". 1. 18 tuổi, chân ướt chân ráo lên thủ đô học Đại học, chị "ngã" vào tình yêu với anh - chàng sinh viên hơn chị 4 tuổi ở cùng xóm trọ, như một lẽ...