IS có thể tan rã vì đấu đá nội bộ?
Các chiến binh thường xuyên bất đồng, tay súng nước ngoài đào tẩu, thất bại liên tục ở chiến trường là những dấu hiệu có thể dẫn đến sự sụp đổ của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Các tay súng IS. Ảnh: Al Jazeera
Theo báo Washington Post, một số nhà quan sát tại Iraq và Syria nhận định, IS hiện nay chưa gặp trở ngại đáng kể từ bên ngoài. Những trận thua chủ yếu xảy ra ở các vùng căn cứ bên rìa lãnh thổ mà phiến quân chiếm đóng.
Tuy nhiên, Lina Khatib, Giám đốc Trung tâm Trung Đông Carnegie, cho rằng: “Thách thức lớn nhất mà IS đang đối mặt hiện nay đến từ nội bộ hơn là tác động từ bên ngoài”.
Theo bà Khatib, IS khó hiện thực hóa lý tưởng của tổ chức (thống nhất người dân dưới một triều đại), dẫn đến hiệu quả của các chiến dịch quân sự và cai trị người dân sụt giảm theo.
Bất đồng nội bộ
Video đang HOT
Bà Khatib chỉ ra một điểm yếu của lực lượng chiến binh nước ngoài thuộc IS: “Phần lớn người gia nhập nhóm phiến quân chỉ vì họ muốn sống trong một nhà nước Hồi giáo, chứ không hẳn muốn chiến đấu. Hơn nữa, đa số người mà tổ chức khủng bố chiêu mộ đều là thành phần bất mãn với xã hội hoặc sống bên lề xã hội. Họ không có nhiều kỹ năng hữu dụng hoặc kiến thức cao. Do vậy, sức mạnh quân sự của IS chưa chắc đã gia tăng”. Nổi bật nhất về sự đấu đá nội bộ của IS là việc chiến binh địa phương ghen tức với những ưu đãi mà tay súng nước ngoài được hưởng, như thu nhập cao hơn, điều kiện sống tốt hơn.
Các chiến binh nước ngoài chủ yếu hoạt động ở thành phố, nơi liên quân quốc tế hạn chế không kích do lo ngại gây thương vong cho dân thường. Trong khi đó, những tay súng người Syria hoặc Iraq phải chiến đấu ở các căn cứ vùng nông thôn thường xuyên trở thành mục tiêu không kích.
Dù nhận đãi ngộ tốt hơn, các phần tử ngoại quốc ngày càng thất vọng về những lời hứa hẹn của IS khi tuyển họ. Các chiến binh này bí mật nhờ người dân địa phương đưa đến biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, từ đó tìm đường hồi hương.
Tuy nhiên, nhiều người đào tẩu đã gặp kết cục thảm khốc khi kế hoạch thất bại.Những tháng vừa qua, IS liên tục công bố video hành quyết những chiến binh từ bỏ tổ chức.
IS lấy lý do xử tử nạn nhân vì họ hoạt động gián điệp, hoặc chỉ vì họ hút thuốc hay uống rượu. Giới quan sát tin rằng lý do chính là các tay súng này cố tìm đường chạy trốn. IS gần đây ban bố lệnh hạn chế đi lại trong các lãnh thổ mà phiến quân kiểm soát, cấm xe chở người nếu không có giấy phép.
Thất bại ở chiến trường
Cuối năm 2014 đến nay, IS để mất lãnh thổ ở bắc Syria và một số vùng ở Iraq do thất bại trong các trận chiến.
Từ một thế lực gây chấn động thế giới khi càn quét và chiếm đóng Syria, Iraq trong mùa hè năm 2014, IS dường như đang lui về phòng thủ, nỗ lực tìm chiến lược đối phó với liên quân.
Phần lớn thất bại của IS xảy ra trong khu vực không do người Sunni kiểm soát, như thị trấn Kobane hoặc tỉnh Diyala ở đông Iraq.
Quân đội IS cũng đang nỗ lực mở rộng lãnh thổ về khu vực phía đông Syria, như thị trấn Homs và thậm chí là thủ đô Damascus, nhưng không thành công như cuộc chinh phạt năm ngoái.
Những cuộc chiến cướp sinh mạng của rất nhiều chiến binh IS. Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố các cuộc không kích của liên quân đã tiêu diệt 8.500 tay súng IS. Những diễn biến này ảnh hưởng tiêu cực đến việc chiêu mộ chiến binh bản địa. Do vậy, không chỉ ép người dân ra chiến trường, IS còn bắt trẻ em và thiếu niên gia nhập lực lượng. “Người dân chưa bao giờ bằng lòng với IS. Họ chỉ làm theo lời phiến quân vì cần tiền hoặc lo ngại bị trả thù. Nếu có cơ hội, chắc chắn họ sẽ bỏ trốn”, Ahmed Mhidi, người dân tại tỉnh Deir al-Zour (Syria), khẳng định.
Tỉnh Deir al-Zour giáp với biên giới Iraq và là nơi phong trào du kích chiến đấu chống IS mạnh mẽ nhất.
Theo Zing News
DPR và LPR từ chối ký vào văn kiện của Bộ tứ Normandy
DPR LPR từ chối ký,Nhà lãnh đạo của nhà nước Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk và Lugansk đã từ chối ký vào văn kiện của "Bộ tứ Normandy"
Nhà lãnh đạo của nhà nước Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk và Lugansk đã từ chối ký vào văn kiện của "Bộ tứ Normandy".
Nhà lãnh đạo của nhà nước Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk và Lugansk (DPR và LPR) ông Alexander Zakharchenko và ông Igor Plotnitsky đã từ chối ký vào văn kiện của "Bộ tứ Normandy" do các vị lãnh đạo của Nga, Đức, Pháp và Ukraine soạn thảo tại cuộc họp ở Minsk, một nguồn tin nói với TASS vào ngày 12/2.
"Các nhà lãnh đạo của Bộ tứ Normandy đã chuẩn bị nó. Khi Nhóm liên lạc xem xét lại các tài liệu, ông Zakharchenko và Plotnitsky đã từ chối ký vào đó", nguồn tin cho hay.
Hình ảnh các vị lãnh đạo trên thế giới trong cuộc họp ở Minsk
Trước đó ông Poroshenko được cho là đã tuyên bố rằng "không thu được kết quả tốt đẹp tại cuộc thương lượng và cáo buộc Nga đưa ra những điều khoản "không thể chấp nhận được".
Dư luận đang dành sự quan tâm đặc biệt tới cuộc họp này, bởi cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine đã khiến dân thường chịu nhiều tổn thất về người và của.
Nguyễn Trung (Theo TASS và RT)
Theo_Kiến Thức
Phần tử al-Queda chiếm một căn cứ quân sự tại Syria Nguồn tin của phe đối lập tại Syria tuyên bố các phần tử thánh chiến của al-Qaeda liên kết với al-Nusra Front đã nắm quyền kiểm soát một căn cứ quân sự ở phía tây bắc của đất nước này. Cái gọi là Đài quan sát Nhân quyền Syria cho biết rằng các tay súng được sự hỗ trợ bởi một nhóm chiến...