IS cạn tiền, mất nhiều lãnh thổ
Tạp chí quân sự IHS ngày 18.4 cho biết nguồn tiền của tổ chức khủng bố nhà nước Hồi giáo tự xưng IS đã giảm khoảng 30% tính từ năm ngoái, điều này đã buộc IS phải áp một loạt các thuế mới trong đó có thuế xuất sửa chữa các ăng ten chảo.
Ludovico Carlino, chuyên gia phân tích cao cấp của HIS, đánh giá trong bản báo cáo số ra thường kỳ về lãnh thổ do IS kiểm soát cho biết: “Giữa năm 2015, doanh thu của IS hàng tháng khoảng 80 triệu USD. Tuy nhiên đến tháng 3.2016, doanh thu giảm còn 56 triệu USD”.
Báo cáo của IHS cho hay sản xuất dầu mỏ trong các vùng lãnh thổ do phiến quân IS kiểm soát đã giảm xuống còn 21.000 thùng/ngày từ mức trước đó là 33.000 thùng/ngày.
Sự giảm sút này chủ yếu là do các đợt không kích của liên quân do Mỹ đứng đầu và không kích của Nga mặc dù tạp chí IHS cảnh báo và rằng sự suy giảm này chủ yếu là do gián đoạn sản xuất dầu trong khi IS có khả năng khắc phục hạ tầng rất nhanh chóng.
Các phiến quân IS.
Cũng theo báo cáo trên, khoảng 50% doanh thu của IS là từ thu thuế và trưng thu các tài sản và các công ty, trong khi 43% doanh thu là từ dầu mỏ. Số còn lại là nhờ buôn dầu lậu, bán điện và các nguồn quyên góp khác.
Chuyên gia Carlino cho biết: “Sự giảm sút nguồn thu này khá mạnh sẽ gia tăng thách thức cho chính IS trong việc kiểm soát vùng lãnh thổ trong tương lai lâu dài”.
Trong vòng 15 tháng qua, IS đã mất đi khoảng 22% lãnh thổ và hiện nay IS đang kiểm soát với dân số khoảng hơn 6 triệu người, thay vì 9 triệu người trước đó, theo tạp chí IHS. Điều này có nghĩa là cơ sở thu thuế của IS sẽ bị thu hẹp hơn trước.
Chuyên gia Carlino còn phân tích rằng: “Nhóm nghiên cứu của chúng tôi phát hiện ra rằng IS đang tăng thuế đối với các dịch vụ cơ bản và sẽ đưa ra nhiều cách tính thuế mới đối với người dân. Các loại thuế bao gồm tiền phí lộ đối với các xe tải, phí lắp đặt mới hay sửa chữa các ăng ten chảo và phí di chuyển cho những ai muốn rời thành phố”.
Ngoài ra, theo HIS, các mức phạt cũng được áp dụng cho những tín đồ không có khả năng trả lời đúng các câu hỏi về kinh Koran và IS cũng chấp nhận thu tiền từ các phạm nhân bị tử hình dưới hình thức nộp tiền để chuộc mạng.
Từ khi cuộc xung đột Syria nổ ra vào năm 2011, một nửa dân số Syria đã phải ly tán, trong đó khoảng 5 triệu người đã chạy trốn sang các quốc gia láng giềng, và hơn 270.000 người dân đã bị thiệt mạng.
Một hiệp định hòa bình do Nga và Mỹ hậu thuẫn cho Syria được đưa ra vào tháng 2.2016, ngoại trừ không áp dụng cho phiến quân IS và nhóm phiến quân của lực lượng Al-Qaeda tại Syria.
Theo Danviet