IS bị phát hiện sở hữu tên lửa đất đối không hiện đại
Một tên lửa đất đối không hiện đại được tin là do Qatar cung cấp cho lực lượng nổi dậy Syria, đi ngược với mong muốn của Mỹ, đã được nhìn thấy trong tay của nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS), làm dấy lên những lo ngại cho các hoạt động của liên quân tại Iraq.
Tên lửa vác vai đất đối không FN6.
Một thành viên của IS đã được nhìn thấy bắn một tên lửa vác vai đất đối không FN6 do Trung Quốc chế tạo. Một bức ảnh sau đó cho thấy tên lửa đã bắn rơi một trực thăng quân sự của Iraq.
Vụ tấn công được tin là xảy ra trong một trận chiến tại Baiji, một thị trấn có nhà máy lọc dầu lớn nhất của Iraq, phía bắc thủ đô Baghdad.
Mối lo ngại lớn nhất là sức mạnh lớn hơn của FN6, một vũ khí hiện đại hiện vẫn đang được sản xuất, so với các tên lửa cũ hơn do Nga chế tạo mà các nhóm nổi dậy ôn hòa và IS được nhìn thấy đã sở hữu.
Chiếc trực thăng mà các phiến quân IS khẳng định đã bắn hạ, một chiếc Mi-35M, là một loại trực thăng được Nga cung cấp cho Iraq hồi năm ngoái và được cho là tương thích với các hệ thống phòng không.
Nguy cơ nhằm gây thiệt hại lớn cho các hoạt động trên không của Iraq và Syria – và giờ đây là Mỹ – thường được miêu tả là một “nhân tố thay đổi cuộc chơi” trong các cuộc chiến tại cả hai nước.
Video đang HOT
Phe nổi dậy Syria thỉnh thoảng cố gắng bắn hạ các trực thăng và thậm chí máy bay chiến đấu của quân đội Syria, nhưng hiếm khi thành công, vì họ chỉ có thể mua và chiếm các mẫu tên lửa cũ thời Liên Xô từ các kho vũ khí của quân đội Syria.
Tên lửa mới đã gây ra mối đe dọa đối với trực thăng Apache của Mỹ, vốn đã trở lại Iraq trong khuôn khổ sự hỗ trợ của liên quân do Mỹ đứng đầu dành cho quân đội Iraq.
“Các trực thăng Apache của Mỹ được triển khai tới Baghdad sẽ có các biện pháp đối phó, nhưng tôi không thể bình luận về việc liệu chúng có hiệu quả hơn các biện pháp trên trực thăng mới Mi-35M của Iraq hay không”, Jeremy Binnie, từ tạp chí quốc phòng IHS Jane’s, nhận định.
Mỹ đã phản đối cung cấp cho phép nổi dậy Syria các tên lửa đất đối không vì lo ngại rằng chúng có thể rơi vào tay các phần tử thánh chiến.
Nhưng hồi năm ngoái, tờ New York Times đưa tin rằng Qatar, một đồng minh của Mỹ, đã chuyển một lô tên lửa đất đối không cho phe nổi dậy tại Syria. Qatar hiện cũng đang bị chỉ trích vì hỗ trợ các nhóm cực đoan hơn trong phe nổi dậy.
Chính phủ Iraq khẳng định rằng không có mối đe dọa nào đối với hàng không dân sự. Các tên lửa vác vai không nguy hiểm đối với các máy bay dân dụng loại lớn ở độ cao thông thường, không giống tên lửa Buk được tin là đã bắn rơi máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines ở đông Ukraine hồi tháng 7.
Tuy nhiên, tên lửa vác vai lại nguy hiểm đối với các máy bay đang cất cánh và hạ cánh. Một số lượng lớn những tên lửa như vậy, vốn mất tích trong các cuộc nổi dậy “Mùa xuân Ả-rập”, vẫn tiếp tục gây lo ngại.
Sân bay Baghadad đang được bảo vệ bởi một vành đai rộng lớn và các phi công sử dụng sử dụng một kỹ thuật “xoắn ốc” để bảo vệ mình khỏi các tên lửa như FN6.
An Bình
Theo Telegraph
Thuyền trưởng phà Sewol đối mặt án tử hình
Các công tố viên Hàn Quốc hôm qua đề nghị tòa tuyên án tử hình đối với thuyền trưởng phà Sewol do bỏ mặc hành khách để thoát thân trong thảm họa chìm phà cách đây nửa năm.
Lực lượng an ninh áp giải thuyền trưởng Lee Joon-seok tới phiên tòa ở Gwangju hôm 27/10. Ảnh: Reuters.
Bên công tố cho rằng ông Lee Joon-seok, 68 tuổi, bị buộc tội giết người, nên bị tử hình vì không hoàn thành nhiệm vụ, khiến nhiều người thiệt mạng. Phiên xử diễn ra ở tòa án Gwangju, phía nam Hàn Quốc.
Thuyền trưởng Lee cùng 14 thành viên thủy thủ đoàn đã yêu cầu hành khách giữ nguyên vị trí rồi nhanh chóng thoát thân trong khi phà Sewol chìm dần hồi tháng 4.
Công tố viên Park Jae-eok nói. "Chúng tôi đề nghị tòa tuyên án tử hình".
14 thuyền viên đối mặt với những cáo buộc nhẹ hơn, trong đó có tội cẩu thả. Các công tố viên cũng đề nghị án tù chung thân đối với ba người chịu tội danh tương tự Lee và án tù từ 15 đến 30 năm đối với số còn lại.
Tòa án sẽ đưa ra phán quyết vào tháng 11. Lee không có lời bào chữa chính thức nào nhưng cho biết ông không có ý định làm hại ai. "Tôi sẽ ăn năn cho đến chết và cầu xin sự tha thứ từ gia đình các nạn nhân", ông Lee nói sau khi phiên xét xử kết thúc. "Tôi đặt tay lên ngực mà thề rằng tôi không có ý định giết ai. Tôi thậm chí chưa bao giờ nghĩ tới điều đó".
Phần lớn thủy thủ đoàn trong phiên tòa được đại diện bởi các luật sư do chính quyền chỉ định. Những người này cho rằng thân chủ của họ không được đào tạo tốt để ứng phó thảm họa. Một vài gia đình nạn nhân hôm qua cũng kêu gọi tòa tuyên án tử hình nhưng Tổ chức Ân xá Quốc tế cho rằng đó không phải là câu trả lời.
"Sự việc phà Sewol là một thảm họa lớn và nếu có yếu tố sơ suất hoặc lỗi do con người thì những người liên quan phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, án tử hình không phải là một giải pháp", Roseann Rife, giám đốc nghiên cứu Đông Á thuộc Tổ chức Ân xá Quốc tế, nói.
Theo Bộ Tư pháp Hàn Quốc, nước này hiện có 58 người chịu án tử hình. Lần thi hành án gần đây nhất là vào tháng 12/1997, khi Seoul treo cổ 23 tội phạm.
Phà Sewol chở 476 người bị lật rồi chìm ở ngoài khơi tây nam Hàn Quốc hôm 16/4, khi đang trên đường tới đảo du lịch Jeju. Phần lớn hành khách trên phà là học sinh của một trường cấp ba đi dã ngoại. Theo Yonhap, lực lượng cứu hộ chỉ giải cứu được 172 người, 10 người đến nay vẫn mất tích, số còn lại thiệt mạng.
Như Tâm
Theo VNE
Vụ nổ xe khách giường nằm tại Nghệ An: Kẻ chế mìn mưu sát "đối thủ" khai gì tại cơ quan công an? Như LĐO đã đưa tin, sáng 24.10, Công an huyện Nghi Lộc phối hợp với Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an Nghệ An thực hiện lệnh bắt khẩn cấp tại nhà riêng đối tượng Lê Đức Đệ (SN 1989, trú tại khối 15, Phường Mai Hùng, Thị xã Hoàng Mai), nghi can chế mìn...