IS bắt con tin diễn tập hành hình
“Saleh”, người bỏ trốn khỏi Nhà nước Hồi giáo (IS), cho biết phiến quân bắt các con tin người nước ngoài tham gia cuộc hành hình giả, gắn cho họ một cái tên Arab trước khi thật sự ra tay với họ.
Saleh (bịt mặt) tiết lộ với phóng viên về những gì anh làm và chứng kiến khi còn sát cánh cùng Nhà nước Hồi giáo. Ảnh: Sky News.
Chia sẻ với Sky News, Saleh cho hay anh từng được một người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ tuyển vào IS. Nhiệm vụ của Saleh là nói với các con tin rằng cuộc sống của họ không gặp nguy hiểm. Nhưng, Saleh luôn biết trước họ sẽ phải chết.
Saleh cho rằng những màn diễn tập như vậy diễn ra để chuẩn bị tinh thần cho con tin. Khi phải đối diện với thần chết thực sự, các con tin không nghĩ mình sẽ bị giết, và họ không có cảm giác lo sợ trước ống kính máy quay.
“Tôi được yêu cầu ‘hãy bảo họ, không vấn đề gì đâu, chỉ là quay video thôi, chúng tôi sẽ không giết anh; chúng tôi muốn chính phủ của anh ngừng tấn công Syria; chúng tôi không có bất kỳ vấn đề gì với anh và anh là khách của chúng tôi”, Saleh nhớ lại. “Vì thế, con tin sẽ không lo lắng. Tôi luôn phải nói với họ ‘đừng lo, không vấn đề gì đâu, chẳng có gì nguy hiểm với anh cả’. Tuy nhiên, tôi biết chắc rằng cuối cùng họ sẽ chết”.
Saleh làm công việc dịch thuật trước khi được IS tuyển mộ. Saleh đã băng qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ để trốn thoát khỏi IS. Người đàn ông này khẳng định từng chăm sóc một con tin nói giọng Anh.
“Người đó đến từ Anh hay Hà Lan tôi cũng không rõ, và nói tiếng Anh rất tốt. Thỉnh thoảng, tôi không hiểu những gì anh ấy nói”, Saleh kể. “Con tin bị bịt mặt. Mọi câu hỏi đều xoay quanh súng, công việc ở Syria như: ‘Ai cử anh tới Syria? Đồng đội của anh ở đây là ai? Anh tới Syria khi nào? Anh ở đâu trong thành phố Aleppo hay Idlib?’. Con tin luôn có câu trả lời: ‘Không, tôi là nhà báo”.
Saleh tiết lộ con tin được đặt tên Arab để trấn an rằng họ là những người bạn. Theo Saleh, Kenji Goto được đặt là “Abu Saad”. Lúc Kenji bị “phiến quân John” hành quyết, Saleh đã chứng kiến tận mắt từ một khoảng cách khá gần. Sau khi bị chặt đầu, Kenji được ba, bốn người tới khiêng xác lên ôtô, còn “phiến quân John” đi đường khác.
Video đang HOT
Saleh nói rằng Mohammed Emwazi, hay “phiến quân John”, được tôn trọng và có tầm ảnh hưởng ở Nhà nước Hồi giáo. Hắn được IS sử dụng như một đao phủ chuyên hành hình các con tin nước ngoài.
Bình Minh
Theo VNE
Gương mặt đao phủ IS
Khuôn mặt của kẻ cầm dao trong các video chặt đầu con tin của Nhà nước Hồi giáo (IS) hôm qua được hé lộ cùng với những thông tin về cuộc thẩm vấn của hắn với tình báo Anh.
Hình ảnh được cho là Mohammed Emwazi từ thời học đại học. Ảnh: Sky News
Bức ảnh cho thấy khuôn mặt thời trưởng thành của "phiến quân John", kẻ cầm dao trong các video chặt đầu của IS hôm qua lần đầu tiên được công khai. Theo Sky News, hình ảnh này được chụp khi Mohammed Emwazi còn theo học tại Đại học Westminster, nơi y học chuyên ngành hệ thống thông tin và quản lý kinh doanh từ năm 2006-2009.
Emwazi là công dân Anh gốc Kuwait. Sau khi tốt nghiệp đại học, thay vì xây dựng một sự nghiệp trong ngành công nghệ thông tin, y lại rơi vào tầm ngắm của MI5. Anh ta và hai người bạn lên kế hoạch đến Tanzania. Tuy nhiên, khi vừa hạ cánh tới Tanzania tháng 5/2009, họ bị bắt giữ và cuối cùng bị trục xuất. Emwazi sau đó bay tới Amsterdam, nơi anh ta và bạn bè bị MI5 thẩm vấn.
Theo nhóm nhân quyền CAGE, Emwazi kể lại rằng y gặp một người tự xưng là "Nick, từ MI5". Emwazi được yêu cầu giới thiệu bản thân và hỏi lý do đến Tanzania. Emwazi đưa ra câu trả lời chi tiết, nhưng Nick cho rằng y nói dối và ý đồ thực sự của y là đến Somalia để gia nhập nhóm khủng bố al-Shabab.
"Nick nói rằng MI5 đã theo dõi chặt chẽ chúng tôi. Tôi trả lời anh ta rằng tôi không hề biết gì về việc đó. Anh ta biết tất cả mọi thứ về tôi, nơi tôi sống, những gì tôi đã làm, những người tôi thường gặp gỡ". Emwazi kể.
Emwazi nói rằng đặc vụ sau đó cố gắng tuyển dụng y làm người cung cấp thông tin. "Nghe này Mohammed, cậu có cả thế giới ở phía trước, cậu mới 21 tuổi, cậu vừa mới tốt nghiệp đại học xong, sao cậu không làm việc cho chúng tôi?", Emwazi kể lại lời nói của Nick.
Emwazi từ chối làm việc cho cơ quan tình báo. Emwazi nói rằng y không thể giúp họ vì y chỉ là "người bình thường". Vì vậy, các đặc vụ MI5 đã đe dọa gây "rắc rối". "Cậu sẽ được biết đến, cậu sẽ bị theo dõi. Cuộc sống sẽ khó khăn hơn đối với cậu", đặc vụ nói, theo lời kể của Emwazi, được đăng tải trên trang web của nhóm CAGE.
Theo BBC, Nhóm CAGE cho rằng việc thẩm vấn của MI5 có thể đã góp phần cực đoan hóa Emwazi. Trong khi đó, chính quyền Anh tuyên bố bình luận này là "hoàn toàn đáng bị chỉ trích". Thị trưởng London Boris Johnson mô tả ý kiến của nhóm CAGE là "lời bao biện cho khủng bố".
Những phần tử như Mohammed Emwazi không bị cực đoan hóa vì bị các đặc vụ an ninh thẩm vấn, cựu giám đốc MI6 John Sawers khẳng định. Ông cho biết MI5 tiếp cận những người họ nghi ngờ có thể trở thành phần tử cực đoan nhằm cảnh cáo và cho họ cơ hội "rút chân khỏi các nhóm khủng bố".
"Ý kiến cho rằng việc thẩm vấn của một đặc vụ MI5 là hành động cực đoan hóa là rất sai lầm", ông nói.
Ghét bỏ nước Anh
Theo Telegraph, hai học viên y tế người Anh, tự nhận đã gặp "phiến quân John" ở Syria, cho biết anh ta ghét nước Anh và "luôn sẵn sàng cho chiến tranh".
Những người đàn ông này tuyên bố họ gặp Emwazi khi y đến thăm bạn bè tại một bệnh viện họ làm việc trong vài tháng, trước khi vai trò của anh ta trong các video hành quyết của IS được hé lộ.
Họ nói rằng phiến quân John luôn mặc trang phục chiến đấu đầy đủ, ngay cả trong khu vực an toàn vào thời tiết mùa hè nóng nực. Emwazi giành được vị trí cấp cao trong hàng ngũ thông qua hành vi hung hăng, nhưng họ cũng kể rằng y thường mang cho bạn bè trong bệnh viện những túi đầy kẹo và kem.
"Tôi nhớ anh ta khá ít nói, nhưng không phải là người dè dặt. Anh ta có nhiều bạn bè và quan hệ rộng", một người nói với ITV News
Emwazi không có ý định trở về London và khá khó chịu khi đề cập đến nước Anh, một học viên cho biết. "Khi tôi nói tới Vương quốc Anh, anh ta liền cau có".
"Anh takhông hề có ý định về nước và không bao giờ nhận mình là người Anh. Emwazi chỉ nói mình là người Kuwait hay Yemen. Tên jihad của anh ta là Abu Muharib al Yemeni. Nếu bạn hỏi anh ta có phải là người Anh hay không, anh ấy sẽ nói 'đúng phần nào thôi, tôi từng sống ở đó trong một thời gian dài'", một người kể lại.
"Phiến quân John" được cho là chưa lập gia đình và có vẻ "giàu có". "Tất cả đồ anh ta dùng đều đắt tiền", một người nói. "Súng của anh ta cũng cực kỳ đắt và hiếm tìm tại đây."
"Ngay cả vào mùa hè, khi thời tiết tại Syria rất nóng nực, anh ta cũng mặc trang phục chiến đấu đầy đủ với tay áo dài", một học viên nói. "Nhìn chung, anh ta luôn sẵn sàng cho chiến tranh."
Phương Vũ
Theo VNE
Vợ của con tin người Anh muốn sát thủ IS bị bắt sống Vợ của David Haines, nhân viên cứu trợ người Anh bị phiến quân Nhà nước Hồi giáo hành quyết, cho biết bà muốn kẻ giết chồng bà phải bị bắt sống, chứ không được hưởng cái chết trong lúc chiến đấu. David Haines chụp ảnh cùng vợ, bà Dragana, và con gái. Ảnh: Telegraph. "Hy vọng hắn sẽ bị bắt sống. Đó là...