IS áp sát thành phố chính phủ Syria kiểm soát
Nhà nước Hồi giáo hôm qua mở đợt phản công chiếm các vị trí của phe nổi dậy ở Syria, áp sát thành phố Aleppo, nơi binh sĩ chính phủ nước này đang bảo vệ.
Đoàn xe chở phiến quân Nhà nước Hồi giáo đi trong thị trấn Tel Abyad, đông bắc Syria, hồi tháng 5. Ảnh: AP.
“Hàng chục tay súng thuộc cả hai phe đã thiệt mạng”, AFP dẫn lời Rami Abdel Rahman, người đứng đầu Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR), nói. Sau một đêm giao tranh ác liệt, phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) đẩy lùi lực lượng nổi dậy khỏi các khu vực Tall Qrah, Tall Soussin, Kafar Qares và căn cứ quân sự Madrasat al-Mushat vào 5h.
Với thắng lợi này, IS chỉ cách khu công nghiệp Sheikh Najjar khoảng 3 km. Khu công nghiệp, nơi lực lượng trung thành với Tổng thống Syria Bashar al-Assad đóng quân, nằm không xa thành phố Aleppo về phía bắc.
Phiến quân IS cách rìa phía bắc Aleppo khoảng 10 km, theo Abdel Rahman. “IS chưa bao giờ áp sát Aleppo như vậy. Đây là đợt tiến công lớn nhất hướng đến thành phố này”.
Video đang HOT
Mozzafar, đầu bếp quân đội 32 tuổi ở một quận gần Sheikh Najjar, cho biết dân thường sống tại phía bắc Aleppo đã di chuyển về phía nam để tránh bạo lực.
“Chúng tôi không lo sợ bởi đã có quân đội và phi cơ Nga bảo vệ”, ông nói. “Chúng tôi tin IS đủ hiểu biết để không tấn công quân đội Syria bới chúng sẽ bị Nga đáp trả mạnh mẽ”.
Cuộc xung đột ở Syria bắt đầu từ năm 2011, khi phong trào phản đối chính quyền al-Assad lên cao, sau đó trở thành cuộc nội chiến giữa nhiều bên gồm binh sĩ chính phủ, phe nổi dậy được phương Tây hậu thuẫn, phiến quân và lực lượng người Kurd. Cuộc xung đột làm hơn 240.000 người thiệt mạng và 4 triệu người phải rời bỏ Syria.
Vị trí thành phố Aleppo. Đồ họa: Al Jazeera.
Như Tâm
Theo VNE
Mỹ từ bỏ chương trình huấn luyện phe nổi dậy Syria
Mỹ đã từ bỏ chương trình huấn luyện và trang bị trị giá 500 triệu USD cho quân nổi dậy Syria vì không thể tạo ra lực lượng có khả năng đánh đuổi IS tại Syria, theo các quan chức chính quyền Obama.
Mỹ từ bỏ chương trình huấn luyện phe nổi dậy Syria do tốn kém nhưng thiếu hiệu quả - Ảnh: Reuters
Các quan chức Lầu Năm Góc dự kiến sẽ thông báo chính thức về quyết định này trong ngày 9.10, trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter rời London (Anh) sau cuộc họp với phía Anh về việc tiếp tục cuộc chiến tại Iraq và Syria, theo New York Times ngày 9.10.
Phần huấn luyện của chương trình này đến nay chỉ cho "ra lò" 4-5 người có thể chiến đấu chống IS, trong khi chi phí lên tới 50 triệu USD. Phần huấn luyện này sẽ bị hoãn lại, theo các quan chức quốc phòng cấp cao.
Thay vì tiếp tục huấn luyện phe nổi dậy, Mỹ sẽ dùng những người này như một lực lượng xác định các mục tiêu IS và gọi cho Mỹ và liên quân để không kích. Những người này cũng được dạy cách liên lạc với quân đội Mỹ từ xa và Mỹ sẽ không phải triển khai lực lượng bộ binh đến Syria.
Phần trang bị của chương trình, gồm việc cung cấp các loại vũ khí nhỏ, đạn dược và phương tiện khác sẽ được cắt giảm. Sẽ chỉ có khoảng 5.000 quân nổi dậy ôn hòa Syria được cấp vũ khí để chiến đấu chống IS. Số tiền 450 triệu USD còn lại sẽ dùng cho kế hoạch khác.
Nhiều vũ khí và phương tiện của Mỹ cấp cho tốp lính Syria đầu tiên đã nhanh chóng rơi vào tay kẻ thù như nhóm al-Nusra thuộc al-Qaeda.
Chương trình trang bị và huấn luyện ban đầu có mục tiêu đào tạo cho 54.000 lính nổi dậy Syria cho đến cuối năm 2015. Tính đến nay chương trình chỉ đào tạo được khoảng 100 người và chỉ vài người thực sự ra trận.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Vì sao các nước lớn can thiệp vào Syria? Cho đến nay đã có các nước Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Iran, Ả-rập Xê-út, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp vào cuộc nội chiến Syria. Tuy mục tiêu cụ thể có khác nhau, nhưng tựu chung đều vì lợi ích địa - chiến lược của mỗi nước, nhưng lợi ích hai phe là tương đối rõ. Máy bay chiến đấu Nga tại Syria...