Iraq từ chối duy trì lính Mỹ đóng quân
Hôm 22.10, Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki nói rằng, binh lính Mỹ rời khỏi Iraq bởi Baghdad đã từ chối yêu cầu của Mỹ về dành quyền miễn trừ pháp lý cho lính Mỹ còn đóng tại Iraq.
Thông tin này đã làm rõ rằng, chính Iraq là bên đã từ chối để quân đội Mỹ ở lại Iraq theo điều kiện của Mỹ.
Ông al-Maliki cho biết: “Khi người Mỹ đề nghị được có quyền miễn trừ, phía Iraq nói rằng điều đó là không thể. Các cuộc thảo luận về số lính Mỹ ở lại Iraq để huấn luyện và địa điểm huấn luyện đã chấm dứt. Giờ đây khi quyết định là không có quyền miễn trừ, việc rút quân đã bắt đầu”.
Video đang HOT
Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố Mỹ sẽ rút quân toàn bộ khỏi Iraq từ trước khi kết thúc năm 2011, chấm dứt cuộc chiến Iraq kéo dài gần 9 năm qua. Hiện ở Iraq còn khoảng 39.000 lính Mỹ – giảm so với lúc đỉnh điểm là 165.000 quân hồi năm 2008. Tuyên bố được đưa ra sau cuộc hội đàm kéo dài giữa ông Obama với ông al-Maliki qua video. Mặc dù rút quân, nhưng Tổng thống Mỹ khẳng định Mỹ vẫn cam kết trợ giúp và duy trì quan hệ đối tác mạnh mẽ, lâu dài với Chính phủ Iraq.
Mỹ tuyên bố chấm dứt nhiệm vụ chiến đấu ở Iraq từ năm 2010. Tuy nhiên, vấn đề rút quân hẳn đã được tranh luận từ rất lâu. Iraq muốn 5.000 lính Mỹ vẫn ở lại Iraq để làm nhiệm vụ huấn luyện, nhưng những người ở lại này sẽ không được quyền miễn trừ truy tố theo luật pháp Iraq, song Bộ Quốc phòng Mỹ từ chối chấp nhận điều kiện này. Việc Mỹ quyết định rút quân hoàn toàn khỏi Iraq cho thấy hai bên đã không đạt được thoả thuận, cho dù Iraq rất cần các chuyên môn quân sự của Mỹ.
Vấn đề miễn trừ truy tố khá là nhạy cảm với người Iraq, bởi số dân thường bị thương vong do lính Mỹ trong suốt cuộc chiến vừa qua không phải là ít. Các nhà thầu tư nhân của Mỹ cũng đã bị tước quyền miễn trừ.
Việc Mỹ chiếm đóng Iraq là vấn đề nhạy cảm cả với ông Obama lẫn ông al-Maliki, bởi cả hai phải đối mặt với sự phản đối rộng rãi từ trong nước về việc tiếp tục một cuộc chiến mà người dân hai bên chưa bao giờ ủng hộ lãnh đạo của họ. Do vậy, Mỹ rút quân ít nhất là được lòng người dân cả hai bên, song chưa rõ Iraq sẽ duy trì an ninh như thế nào sau đó. Trong nội bộ hai bên đều có những lời kêu gọi để lính Mỹ tiếp tục ở lại Iraq. Các quan chức Mỹ đều đã cam kết tiếp tục quan hệ ngoại giao mạnh mẽ với Baghdad để giúp Iraq ổn định.
Ông al-Maliki nói rằng, ông vẫn muốn Mỹ giúp đỡ huấn luyện lực lượng Iraq sử dụng hàng tỉ USD thiết bị quân sự Iraq mua của Mỹ. Nhưng ông không cho biết liệu các nhà huấn luyện Mỹ sẽ là quân thường thực hay không và nói rằng thoả thuận miễn trừ cho những người này sẽ được thảo luận sau. Ngoài ra vẫn còn khoảng 160 lính Mỹ ở lại Đại sứ quán Mỹ ở Iraq để giám sát kế hoạch huấn luyện.
Theo Lao Động
Mỹ rút toàn bộ binh sỹ khỏi Iraq vào cuối năm nay
Thủ tướng Iraq Maliki đã không thuyết phục được Quốc hội nước này cho phép Mỹ duy trì khoảng 5.000 binh sỹ ở lại Iraq để thực hiện công tác đào tạo.
Ngày 21/10, Tổng thống Obama tuyên bố rằng Mỹ sẽ rút toàn bộ binh sỹ nước này ra khỏi Iraq vào cuối năm nay.
Tổng thống Obama đưa ta tuyên bố trên ngay sau khi ông có cuộc họp video trực tuyến với Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki. Phát biểu sau cuộc họp, Tổng thống Obama nói: "Đúng như tôi đã hứa, toàn bộ binh sỹ Mỹ tại Iraq sẽ quay về Mỹ vào cuối năm nay. Sau gần 9 năm tham gia, cuộc chiến của Mỹ tại Iraq sắp sửa đến hồi kết thúc".
Đây là kết quả của 1 tuần đàm phán giữa Washington và Baghdad. Thủ tướng Iraq Maliki đã không thuyết phục được Quốc hội nước này cho phép Mỹ duy trì khoảng 5.000 binh sỹ ở lại Iraq để thực hiện công tác đào tạo.
Trước đó vào năm 2008, khi Mỹ thảo luận với Iraq về thời hạn rút quân khỏi Iraq, Mỹ vẫn để ngỏ khả năng quân đội nước này có thể gia hạn sự hiện diện của binh lĩnh Mỹ tại Iraq sau mốc thời gian 31 tháng 12 năm 2011. Cuộc chiến của Mỹ tại Iraq đã tiêu tốn của nước này hơn 1 nghìn tỷ đô la và làm 4.400 lính Mỹ bị thiệt mạng.
Đánh giá về cuộc chiến này, ông Antony Blinken, cố vấn an ninh quốc gia của Mỹ nói rằng "hãy để lịch sử phán xét nó".
Theo VOVnew
Pháp bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan, Kabul lo ngại an ninh Hôm qua, khoảng 200 quân nhân Pháp đã rút khỏi Afghanistan, mở đầu chiến dịch rút toàn bộ quân Pháp từ nay đến năm 2014 như Tổng thống Nicolas Sarkozy đã từng loan báo. Trong khi đó, quan chức quốc phòng Afghanistan lên tiếng lo ngại về an ninh ở nước này. Nguồn tin từ quân đội Pháp tại Kabul đã xác nhận...