Iraq triệu hồi đại diện ngoại giao tại Thổ Nhĩ Kỳ
Ngày 20/7, Iraq đã quyết định triệu hồi Đại biện lâm thời của nước này tại Ankara về nước để tham vấn, đồng thời triệu Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Baghdad tới để phản đối vụ pháo kích gây nhiều thương vong tại 1 khu nghỉ dưỡng ở miền Bắc Iraq.
Binh sĩ Iraq tuần tra tại Karbala. Ảnh (tư liệu) minh họa: AFP/TTXVN
Hội đồng An ninh Quốc gia Iraq đã công bố các quyết định trên sau khi tổ chức cuộc họp khẩn cấp để thảo luận về vụ pháo kích xảy ra trước đó cùng ngày khiến 9 du khách thiệt mạng và 23 người khác bị thương. Iraq đã cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ tấn công khu nghỉ dưỡng ở tỉnh Duhok, thuộc vùng bán tự trị người Kurd.
Hội đồng An ninh Quốc gia Iraq cũng quyết định đình chỉ kế hoạch điều động tân đại sứ đến Thổ Nhĩ Kỳ để phản đối vụ tấn công và yêu cầu gửi công hàm khiếu nại tới Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ).
Video đang HOT
Tuy nhiên, Ankara đã bác bỏ tuyên bố này của phía Baghdad. Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cùng ngày ra thông cáo gọi vụ pháo kích là “hành động khủng bố”. Thông cáo khẳng định Ankara sẵn sàng triển khai mọi biện pháp cần thiết nhằm làm rõ vụ tấn công trên, đồng thời kêu gọi Baghdad hợp tác để tìm ra cá nhân và tổ chức thực hiện vụ bạo lực này.
Thổ Nhĩ Kỳ thường xuyên thực hiện các hành động quân sự xuyên biên giới sang miền Bắc Iraq với lý do nhằm vào mục tiêu của đảng Công nhân người Kurd (PKK), vốn bị Ankara, Mỹ và Liên minh châu Âu liệt vào danh sách khủng bố.
Thổ Nhĩ Kỳ ngỏ ý trở thành điểm trung chuyển khí đốt Nga cho EU
Bộ Năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này có thể trở thành điểm trung chuyển khí đốt của Nga sang các thị trường châu Âu.
Toàn cảnh giếng khí đốt Bovanenkovo thuộc sở hữu của Tập đoàn Gazprom (Nga) ở bán đảo Yamal. Ảnh: Reuters/TTXVN
Theo kênh truyền hình RT, tại Diễn đàn Năng lượng Baku, Thứ trưởng Năng lượng và Tài nguyên thiên nhiên Thổ Nhĩ Kỳ Alparslan Bayraktar ngày 2/6 nói: "Thổ Nhĩ Kỳ muốn sử dụng toàn bộ cơ sở hạ tầng sản xuất trong nước cho việc tiêu thụ trong nước và vận chuyển khí đốt từ những nhà cung cấp Azerbaijan, Nga và Iran ra thị trường nước ngoài, bao gồm châu Âu.
Theo nhà chức trách, Ankara cũng có thể giúp trung chuyển tài nguyên từ Turkmenistan, Iraq, và Địa Trung Hải.
Nga là một trong những nhà cung cấp khí đốt lớn cho Thổ Nhĩ Kỳ, chiếm khoảng một nửa lượng nhập khẩu của cả nước. Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga cung cấp nhiên liệu thông qua các đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ và Dòng chảy Xanh.
Đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ chính thức đi vào hoạt động từ năm 2020. Nó được xây dựng như một giải pháp thay thế cho đường ống Dòng chảy phía Nam và có tổng công suất 31,5 tỷ mét khối. Một trong hai đường ống cung cấp khí đốt của Nga cho Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi đường ống còn lại dẫn khí đốt tới các quốc gia phía nam và đông nam châu Âu.
Trước đó, trong ngày 31/5, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã hạ thấp triển vọng đạt được lệnh cấm vận khí đốt của Nga trong đợt trừng phạt tiếp theo, sau khi tốn khá nhiều công sức để đảm bảo một lệnh cấm vận đối với hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Moskva.
Thủ tướng Áo Karl Nehammer cho rằng vấn đề liên quan tới khí đốt hoàn toàn khác so với dầu mỏ, do vậy lệnh cấm vận khí đốt sẽ không nằm trong gói trừng phạt tiếp theo.
Về phần mình, Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo nêu rõ: "Đối với khí đốt, vấn đề cũng phức tạp hơn nhiều". Do vậy, ông cho rằng EU nên dừng lại để cân nhắc về tác động của lệnh cấm này.
Còn Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), Ursula von der Leyen cho rằng EU đã "đi đủ xa trong việc đánh vào nhiên liệu hóa thạch của Nga" và đã đến lúc tập trung nhiều hơn vào "lĩnh vực tài chính và kinh tế".
Quốc gia thành viên NATO thông báo mở chiến dịch quân sự mới tại Bắc Syria Ngày 24/5, Thổ Nhĩ Kỳ thông báo nước này sẽ mở chiến dịch quân sự mới ở miền Bắc Syria nhằm đảm bảo một "Vùng an toàn" rộng 30 km dọc theo toàn tuyến biên giới giáp với Syria. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: RT Hãng tin AP dẫn lời Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố Thổ Nhĩ...