Iraq tố IS buôn lậu dầu qua Thổ Nhĩ Kỳ
Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi hôm qua cáo buộc rằng hầu hết lượng dầu mỏ buôn lậu của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) được tuồn qua Thổ Nhĩ Kỳ.
Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi. Ảnh: Reuters
Alarabiya dẫn thông cáo từ văn phòng thủ tướng cho hay trong cuộc gặp với ngoại trưởng Đức đang có chuyến thăm Iraq, ông Abadi đã nhấn mạnh “tầm quan trọng của việc chấm dứt hoạt động buôn lậu dầu từ các băng khủng bố của Daesh, mà phần lớn trong số này được chuyển lậu qua Thổ Nhĩ Kỳ”. Daesh là tên trong tiếng Arab của IS.
Quan hệ giữa Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ đã được cải thiện kể từ khi ông Abadi lên nắm quyền năm 2014, song căng thẳng vẫn tồn tại quanh nhiều vấn đề, trong đó có cuộc nội chiến ở Syria và gần đây là việc Ankara triển khai hơn 100 binh sĩ đến phía bắc nước láng giềng.
Iraq là nước mới nhất cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ mua bán dầu mỏ với IS.
Video đang HOT
Trước đó, Nga đã trưng bằng chứng bằng hình ảnh và video để chứng minh Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và gia đình ông dính líu đến hoạt động phi pháp này.
Giới chức Iran sau đó cũng tuyên bố rằng các cố vấn quân sự trên mặt đất ở Iraq và Syria có hình ảnh các xe tải chở dầu của nhóm khủng bố đi vào Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong khi đó, ông Erdogan liên tục bác bỏ các cáo buộc trên và tố ngược Nga mới là bên có quan hệ giao thương với IS. Mỹ cho rằng lượng dầu buôn lậu của IS qua Thổ Nhĩ Kỳ không đáng kể, khiến Moscow cáo buộc Washington che đậy cho đồng minh.
Iraq có quan hệ thân thiết với Iran và được xem là ủng hộ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ các phiến quân chống chính quyền Syria.
Anh Ngọc
Theo VNE
Thổ Nhĩ Kỳ chưa rút binh sĩ khỏi Iraq
Một quan chức cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này chưa rút quân khỏi Iraq, sau khi Baghdad ra tối hậu thư.
Lính Thổ Nhĩ Kỳ tại gần biên giới với Iraq năm 2010. Ảnh: nationalturk
Theo Reuters, quan chức cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Ankara đang thảo luận với Bộ Quốc phòng Iraq và có thể giảm số binh sĩ.
Trong khi đó, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin nước này đã rút 350 binh lính về từ biên giới với Iraq. Các binh sĩ đang chờ đợi ở biên giới và sẽ được điều đến Iraq nếu Ankara và Baghdad thống nhất về vấn đề này, các nguồn tin nói với báo Thổ Nhĩ Kỳ Hurriyet Daily News.
Ankara đã triển khai gần 600 quân với lý do là huấn luyện dân quân người Hồi giáo dòng Sunni ở Mosul, Iraq.
Mỹ hôm 6/12 tái khẳng định nước này phản đối bất kỳ việc triển khai lực lượng quân sự nào bên trong Iraq mà không có sự đồng ý của Baghdad.
Tối ngày 6/12, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu gửi một lá thư cho người đồng cấp Iraq, thông báo rằng nước ông sẽ ngừng chuyển thêm quân tới một khu vực gần thành phố Mosul. Baghdad trước đó ra tối hậu thư sẽ cầu viện Liên Hợp Quốc nếu Thổ Nhĩ Kỳ không rút quân trong 48 giờ. Mosul là thành trì của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Iraq.
Trong thư, ông Davutoglu chưa đồng ý yêu cầu từ Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi là rút các binh sĩ đang được triển khai. Tuy nhiên, quan chức cấp cao Mỹ đã hoan nghênh thông tin nói rằng lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đã rút về.
"Chúng tôi hoan nghênh thông tin rằng lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ rút về từ biên giới Iraq và các nỗ lực ngoại giao đang được tiến hành", đặc phái viên của tổng thống Mỹ đến liên minh chống IS, Brett McGurk, nói.
Một số nhỏ huấn luyện viên quân sự Thổ Nhĩ Kỳ đã có mặt tại trại gần Mosul trước cuộc triển khai quân mới nhất của Ankara ngày 3/12. Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng binh sĩ của họ đào tạo cho Hashid Watani, một lực lượng phần lớn gồm cựu cảnh sát Iraq, người Sunni gốc Arab và các tình nguyện viên từ Mosul. Mỹ biết việc triển khai này nhưng khẳng dịnh đây không phải là một phần hoạt động của liên minh do Mỹ dẫn đầu.
Phương Vũ
Theo VNE
Thổ Nhĩ Kỳ nói điều quân để bảo vệ binh sĩ ở Iraq Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay cho rằng nước này có nhiệm vụ bảo vệ các binh sĩ của họ quanh khu vực do IS kiểm soát ở Iraq, sau khi bị Baghdad ra tối hậu thư yêu cầu rút quân. Các binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ canh gác gần cổng biên giới ở Suruc, đông nam tỉnh Sanlurfa. Ảnh: Reuters Phát biểu trên...