Iraq thông qua dự luật tài chính khẩn cấp để mua năng lượng và lương thực
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Iraq vừa thông qua dự luật tài chính khẩn cấp để thanh toán các khoản nợ cho Iran nhằm đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt và khắc phục tình trạng thiếu điện ngày càng trầm trọng, cũng như mua thêm ngũ cốc để đảm bảo an ninh lương thực trong nước.
Một cơ sở lọc dầu tại Nasiriyah, Iraq. Ảnh: AFP/TTXVN
Mặc dù chưa thông qua dự luật ngân sách năm 2022, Quốc hội Iraq đã phê chuẩn dự luật nói trên liên quan đến vấn đề “phát triển và an ninh lương thực” với tổng trị giá 25.000 tỷ dinar (hơn 17 tỷ USD). Trong đó, 2,6 tỷ USD sẽ được phân bổ để thanh toán các khoản nợ mua khí đốt và điện của Iraq, cũng như mua thêm năng lượng từ nước ngoài. Khoảng 3,4 tỷ USD sẽ được sử dụng để mua ngũ cốc với khối lượng lớn, bao gồm cả lúa mì, từ cả thị trường trong nước và nước ngoài.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), sản lượng nông nghiệp của Iraq đã giảm 17,5% trong năm ngoái, do hạn hán nghiêm trọng, thiếu điện triền miên và giá nguyên liệu đầu vào tăng cao trên thị trường toàn cầu. Mặc dù là quốc gia có trữ lượng lớn dầu mỏ và khí đốt, Iraq vẫn phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Quốc gia láng giềng Iran hiện cung cấp 1/3 nhu cầu khí đốt và điện cho Iraq, song nguồn cung cấp thường xuyên đã bị cắt giảm, khiến cho tình trạng thiếu điện tại Iraq ngày trầm trọng thêm.
Video đang HOT
Iran đã yêu cầu Iraq thanh toán khoản nợ 1,6 tỷ USD mà nước này đã mua khí đốt hồi đầu tháng 6 vừa qua. Việc thanh toán nợ là điều kiện quan trọng để Iraq đảm bảo nguồn cung năng lượng cho các nhà máy điện khi nước này bước vào mùa Hè nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ thường trên mức 50 độ C.
Nga tuyên bố đủ khả năng thanh toán nợ nước ngoài
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina cho biết nước này có đủ nguồn lực cần thiết để thanh toán các khoản nợ nước ngoài.
Bà Elvira Nabiullina, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga. Ảnh: TASS
Phát biểu tại cuộc họp báo tại Moskva ngày 10/6, bà Nabiullina tái khẳng định Nga có đủ khả năng và nguồn lực tài chính để trả nợ nước ngoài. Bà đồng thời tuyên bố Moskva có mong muốn thực hiện nghĩa vụ này và Bộ Tài chính Nga đã đề xuất các giải pháp lựa chọn. Theo bà, điểm nghẽn trong thanh toán nợ nước ngoài thông thường là do ngân sách eo hẹp, nhưng Nga không vướng phải khó khăn này.
Người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Nga nhận định khúc mắc hiện nay liên quan đến vấn đề kỹ thuật, đó là thanh toán nợ nước ngoài bằng đồng ngoại tệ, cùng với đó là những rào cản, hạn chế mà phương Tây dựng lên đối với ngành ngân hàng Nga trong hoạt động trên phạm vi toàn cầu.
Liên quan đến cấm vận, bà Nabiullina cho rằng còn quá sớm để đánh giá hết được tác động của lệnh trừng phạt đối với Nga. Nhưng đến thời điểm này, có thể khẳng định tác hại không quá lớn như đánh giá ban đầu. Xuất khẩu của Nga không xấu đi quá mức, cho thấy khả năng thích ứng của các công ty, doanh nghiệp Nga.
Theo Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga, hiện chưa thể đưa ra kết luận chính xác về thực trạng thay đổi cấu trúc của nền kinh tế nước này. Tình hình vẫn biến động, còn có bất trắc trong khi chuyển đổi cấu trúc kinh tế là cả một quá trình.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina cho biết nước này có đủ nguồn lực cần thiết để thanh toán các khoản nợ nước ngoài.
Bà Elvira Nabiullina, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga. Ảnh: TASS
Phát biểu tại cuộc họp báo tại Moskva ngày 10/6, bà Nabiullina tái khẳng định Nga có đủ khả năng và nguồn lực tài chính để trả nợ nước ngoài. Bà đồng thời tuyên bố Moskva có mong muốn thực hiện nghĩa vụ này và Bộ Tài chính Nga đã đề xuất các giải pháp lựa chọn. Theo bà, điểm nghẽn trong thanh toán nợ nước ngoài thông thường là do ngân sách eo hẹp, nhưng Nga không vướng phải khó khăn này.
Người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Nga nhận định khúc mắc hiện nay liên quan đến vấn đề kỹ thuật, đó là thanh toán nợ nước ngoài bằng đồng ngoại tệ, cùng với đó là những rào cản, hạn chế mà phương Tây dựng lên đối với ngành ngân hàng Nga trong hoạt động trên phạm vi toàn cầu.
Liên quan đến cấm vận, bà Nabiullina cho rằng còn quá sớm để đánh giá hết được tác động của lệnh trừng phạt đối với Nga. Nhưng đến thời điểm này, có thể khẳng định tác hại không quá lớn như đánh giá ban đầu. Xuất khẩu của Nga không xấu đi quá mức, cho thấy khả năng thích ứng của các công ty, doanh nghiệp Nga.
Theo Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga, hiện chưa thể đưa ra kết luận chính xác về thực trạng thay đổi cấu trúc của nền kinh tế nước này. Tình hình vẫn biến động, còn có bất trắc trong khi chuyển đổi cấu trúc kinh tế là cả một quá trình.
Xung đột Nga-Ukraine tác động mạnh tới kinh tế châu Âu Xung đột ở Ukraine tiếp tục gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế châu Âu khi đẩy chi phí sinh hoạt tăng cao. Ảnh minh họa: AFP Các nền kinh tế EU và khu vực đồng euro (Eurozone) từng trên đà phục hồi mạnh mẽ và tăng trưởng sau khi đại dịch COVID-19 dần được kiểm soát, nhưng EU mới đây...