Iraq, Syria và Pháp – nơi nguy hiểm nhất với các nhà báo
Pháp nằm trong số những quốc gia nguy hiểm nhất cho nhà báo và chỉ xếp sau Iraq và Syria.
Ayman-al-sahili, phóng viên quay phim của Reuters bị một kẻ bắn tỉa bắn vào chân khi tác nghiệp chiến trường Aleppo (Syria). (Ảnh: Reuters)
Theo số liệu mới được Tổ chức Phóng viên Không biên giới công bố, năm vừa qua thế giới chứng kiến cái chết của 110 nhà báo. Các quốc gia đang chìm trong chiến tranh như Iraq và Syria vẫn được cho là các khu vực nguy hiểm nhất thế giới đối với người cầm bút. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý trong danh sách được công bố năm nay là vị trí thứ 3 của Pháp.
Với 8 nhà báo bị giết hại trong vụ tấn công khủng bố đẫm máu hồi tháng 1 nhằm vào tòa soạn báo Charlie Hebdo ở thủ đô Paris, Pháp nằm trong số những quốc gia nguy hiểm nhất cho nhà báo và chỉ xếp sau Iraq và Syria. Điều này thể hiện một thực trạng đáng lo ngại: nếu như năm ngoái có tới 2/3 số nhà báo bị giết hại ở các khu vực chiến sự, trong năm nay tình hình ngược lại, phần lớn số nhà báo bị giết hại ở các quốc gia được cho là hòa bình.
Video đang HOT
Theo Tổ chức Phóng viên Không biên giới, việc nhiều nhà báo đã bị thiệt mạng cho thấy những người hoạt động trong giới truyền thông không được bảo vệ và Liên Hợp Quốc cần phải hành động để bảo vệ người cầm bút.
Theo_VTV
IS sợ nhất nước nào?
Trở về sau 10 ngày tới lãnh địa IS kiểm soát ở Iraq và Syria, một nhà báo Đức kết luận rằng tổ chức Nhà nước Hồi giáo này tự tin về khả năng chống lại Mỹ nhưng lại run sợ trước IDF.
Ông Jurgen Todenhofer cho biết, Mỹ và Nga có thể đang tấn công IS mạnh hơn bất kỳ một nước nào khác, liên tục oanh kích từ trên không nhưng Israel là nước duy nhất mà IS thực sự sợ hãi.
"Nước duy nhất mà IS sợ là Israel" - nhà báo Đức 75 tuổi cho biết trên trang báo mạng Tin tức Do Thái (Jewish News) của Anh. "Họ nói với tôi họ biết quân đội Israel quá mạnh đối với họ".
Lính Israel ngồi trên xe tăng khi quan sát vùng biên giáp Syria, gần cửa khẩu Quneita thuộc Cao nguyên Golan. (Ảnh: Reuters)
Jurgen Todenhofer là một cựu thành viên của Quốc hội Đức, thuộc Đảng Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo của Thủ tướng Angela Merkel. Ông đã tới vùng lãnh thổ của IS cùng với con trai ông hồi năm 2014 và viết cuốn sách "10 ngày của tôi ở Nhà nước Hồi giáo" đã được phát hành.
Todenhofer là nhà báo phương Tây đầu tiên được IS cho phép vào lãnh địa của tổ chức này và trở về an toàn.
"Họ nghĩ họ có thể đánh bại bộ binh Mỹ và Anh, cho rằng hai nước này không có kinh nghiệm đánh du kích nội thành. Nhưng họ biết người Israel rất bất khuất nếu chiến đấu chống lại khủng bố và du kích đô thị", ông Todenhofer cho biết thêm.
"Họ không sợ gì người Mỹ và người Anh, họ sợ người Israel và nói với tôi rằng quân đội Israel mới là mối nguy hiểm thực sự. Chúng tôi không thể đánh thắng họ bằng chiến lược hiện nay. Những người đó (IDF) có thể đánh một cuộc chiến du kích", nhà báo Đức nói thêm.
Todenhofer mô tả các giai đoạn trong kế hoạch của IS về một sự thống trị trên toàn cầu: Trước hết là xâm chiếm toàn bộ Trung Đông, ngoại trừ Israel. Sau đó chiếm phương Tây và phần còn lại của thế giới.
Nhóm khủng bố này, theo Todenhofer, sẵn sàng lôi kéo bộ binh Mỹ và Anh vào một cuộc chiến tranh đô thị kéo dài. "Ở Mosul, có khoảng 10.000 chiến binh sống giữa 1,5 triệu dân trong 2.000 căn nhà, không chỉ tập trung một chỗ - vì vậy sẽ vô cùng khó để đánh họ. Các thành viên IS sẵn sàng chết trong một cuộc chiến chống lại binh lính phương Tây", ông mô tả.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Tiết lộ mới của nhà báo từng sống trong "hang ổ" IS Một nhà báo Đức từng sống trong hang ổ phiến quân IS tiết lộ rằng các phần tử thánh chiến cực đoan này chỉ sợ Israel. Một nhà báo Đức từng sống trong hang ổ phiến quân IS tiết lộ rằng các phần tử thánh chiến cực đoan này chỉ sợ Israel. Một phóng viên người Đức từng có 10 ngày sống trong...