Iraq ra mắt chính phủ mới sẵn sàng đối phó phiến quân
Quốc hội Iraq ngày 8/9 đã bỏ phiếu phê chuẩn nội các mới, nhằm tăng cường đoàn kết dân tộc và đẩy mạnh cuộc chiến chống lại nhóm Hồi giáo cực đoan “Nhà nước Hồi giáo”. Mỹ đã lên tiếng ủng hộ dù một số vị trí then chốt còn bỏ ngỏ.
Tân thủ tướng Iraq Haidar al-Abadi
Phiên họp quốc hội có ý nghĩa quan trọng của Iraq mở màn một cách khá hỗn loạn, khi nhiều nghị sỹ vắng mặt, còn chủ tịch quốc hội Salim al-Juburi phải vất vả ổn định trật tự.
Cuối cùng 289 trong số 328 nghị sỹ đã có mặt và giúp phê chuẩn nhân sự vào các vị trí phó thủ tướng và 21 Bộ trưởng. Tuy vậy, những vị trí then chốt, trong đó có Bộ trưởng nội vụ và Bộ trưởng quốc phòng, vẫn chưa có người đảm nhận.
Trong một dấu hiệu cho thấy sự cân bằng quyền lực mong manh dường như đang hình thành giữa các phe phái vốn chia rẽ sâu sắc, 3 đối thủ lớn trên chính trường nước này đã được phê chuẩn trở thành các phó tổng thống mới, gồm các cựu thủ tướng Nuri al-Maliki và Iyad Allawi cùng cựu chủ tịch quốc hội Osama al-Nujaifi.
Đến nay, nội các Iraq gồm chủ yếu những người Ả rập dòng Shiite, vốn chiếm đa số tại Iraq, và chỉ có duy nhất một phụ nữ.
Tân thủ tướng Haidar al-Abadi đã chịu nhiều áp lực quốc tế trong việc phải thành lập một chính phủ gồm nhiều đảng phái, có thể đại diện cho một mặt trận thống nhất, chống lại các chiến binh Hồi giáo do nhóm nhà nước Hồi giáo (IS) cầm đầu.
Chính phủ của người tiền nhiệm của ông al-Abadi đã chịu nhiều chỉ trích, khi cô lập những người Ả rập Sunni thiểu số, tạo cơ hội cho các tay súng trong cộng đồng này ngày càng lớn mạnh.
Video đang HOT
Phát biểu vài giờ trước chuyến công du tới khu vực để kêu gọi sự đoàn kết chống lại IS, ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã ngợi khen một nội các “mới và gồm nhiều thành phần” tại Iraq là “một cột mốc lớn”.
“Giờ chính là lúc để các nhà lãnh đạo Iraq dẫn dắt quốc gia của họ với tầm nhìn và mục đích đã giúp tạo nên chính phủ mới này”, ông Kerry nói.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cũng bày tỏ sự vui mừng khi chính phủ mới được thành lập, xem đó là một “bước đi tích cực”, nhưng cũng hối thúc các chính trị gia nhanh chóng lựa chọn các Bộ trưởng quốc phòng và nội vụ.
Trong khi đó, người phụ trách nhân quyền của Liên Hợp Quốc, hoàng tử Zeid Ra’ad Al Hussein, khẳng định sự tàn độc của IS hứa hẹn sẽ chỉ đem đến “một ngôi nhà đầy máu” cho những ai phải sống dưới sự cai trị của chúng.
Lãnh đạo của tổ chức tôn giáo Al-Azhar uy tín của Ai Cập cũng lên án nhóm này.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AFP
Cố vấn quân sự Mỹ được gửi tới Iraq là ai?
CNN dẫn lời tướng hải quân Mỹ nghỉ hưu Adam Banotai cho biết, các cố vấn quân sự này thực chất là những chiến binh ưu tú nhất của quân đội Mỹ.
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 19.6 tuyên bố gửi 300 cố vấn quân sự tới Iraq để hỗ trợ chính phủ nước này đối phó với các chiến binh nổi dậy cực đoan người Sunni đã chiếm một loạt thành phố và đang đe dọa cả thủ đô Baghdad.
Tuyên bố không nói nhắc cụ thể rằng các cố vấn quân sự này là ai. Nhưng CNN dẫn lời tướng hải quân Mỹ nghỉ hưu Adam Banotai cho biết, các cố vấn quân sự này thực chất là các chiến binh ưu tú nhất của quân đội Mỹ. Họ gồm các thành viên của lực lượng SEAL Hải quân Mỹ và lực lượng Rangers.
Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Ông Banotai, người từng tham gia chiến tranh Iraq, cho rằng thuật ngữ "cố vấn quân sự" trong tuyên bố của Tổng thống Obama là không chính xác.
"Đó là thuật ngữ chính trị. Chúng tôi gọi họ là cố vấn thay vì lực lượng chiến đấu trên mặt đất. Họ là những chiến binh ưu tú nhất mà chúng tôi có. Vì vậy, nếu họ thực sự không phải là lực lượng đặc nhiệm thì tôi không chắc là Tổng thống xem ai là lực lượng chiến đấu tinh nhuệ", ông nói.
Theo Trung tá đã nghỉ hưu Douglas Ollivant, các cố vấn quân sự này sẽ không tham chiến trực tiếp mà sẽ chỉ đưa ra lời khuyên cho lực lượng an ninh Iraq để chiến đấu chống lại nhóm khủng bố "Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Cận đông" (ISIS).
"Họ sẽ ngồi ở văn phòng và xem bản đồ. Họ ẩn náu và đưa ra các lời khuyên. Sẽ không khôn ngoan khi đưa họ ra tiền tuyến, nơi các chiến binh ISIS có thể tiêu diệt họ", ông Ollivant nói.
Kế hoạch của chính quyền Mỹ là chia các cố vấn ra thành những nhóm nhỏ khoảng một chục người mỗi nhóm và phối hợp với lực lượng Iraq để hình thành các trung tâm hoạt động chung, CNN dẫn lời một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ cho hay.
Các cố vấn quân sự gồm các thành viên của lực lượng SEAL Hải quân Mỹ và lực lượng Rangers. Lực lượng SEAL trở nên nổi tiếng hơn nữa sau khi tham gia chiến dịch tiêu diệt Osama bin Laden.
Công việc chính của các nhóm cố vấn quân sự này là thu thập thông tin tình báo cho các quyết định hành động tiếp theo của Tổng thống Mỹ, chẳng hạn như tiến hành không kích.
Ngoài ra, các cố vấn quân sự Mỹ cũng sẽ huấn luyện kỹ năng thu thập thông tin tình báo cho lực lượng Iraq, Trung tướng nghỉ hưu Mark Hertling, chỉ huy lực lượng Mỹ trong thời gian hoạt động tự do tại Iraq nói thêm.
Tuy nhiên, bàn về việc các cố vấn cấp cao này nên có mặt tại Iraq ở bối cảnh hiện nay hay không thì Đại tá Doug MacGregor cho rằng không nên và đây là một hành động vô nghĩa, là lựa chọn xấu nhất trong danh sách các lựa chọn xấu của Tổng thống Obama.
Theo ông, lựa chọn này có thể đặt lực lượng đặc nhiệm của Mỹ vào tình thế nguy hiểm. Ông cho rằng các chiến binh ISIS là những kẻ côn đồ mù chữ lái xe có súng may đi khắp nơi để bắn giết.
Nhưng Thiếu tướng James "Spider" Marks lại cho rằng họ có thể đẩy lùi được các chiến binh ISIS.
Tổng thống Obama từng nói rằng mục tiêu của ông là ngăn chặn Iraq trở thành thiên đường cho những kẻ khủng bố. Tuy nhiên, một số người đã chỉ trích việc nhà lãnh đạo này đã không gửi lực lượng chiến đấu hỗ trợ chính phủ Iraq chống lại các chiến binh ISIS.
Theo VNE
Bom rung chuyển ga tàu điện ngầm Chile, 14 người bị thương Một quả bom tự chế đã phát nổ, làm rung chuyển khu ăn uống bên trong một ga tàu điện ngầm đông đúc ở Santiago, Chile, vào giờ ăn trưa ngày thứ hai 8/9, làm 14 người bị thương. Giới chức trách gọi đây là "hành động khủng bố". Thiết bị nổ làm rung chuyển nhà ga trường quân sự Escuela Militar được...