Iraq quy trách nhiệm cho Israel tấn công lực lượng bán quân sự
Thủ tướng Iraq cho biết các cuộc điều tra về việc nhằm vào những cứ điểm của Các lực lượng Động viên Nhân dân (PMF) cho thấy Israel đã tiến hành.
Thủ tướng Iraq Adel Abdul Mahdi. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 30/9, kênh truyền hình Al Jazeera đưa tin Thủ tướng Iraq Adel Abdul Mahdi đã cáo buộc Israel đứng sau các vụ tấn công nhằm vào các lực lượng bán quân sự tại Iraq. Đây là lần đầu tiên Baghdad trực tiếp chỉ trích Israel về các vụ việc liên quan.
Thủ tướng Mahdi nêu rõ điều tra về việc các cứ điểm của Hashd Shaabi bị tấn công cho thấy Israel đứng sau các vụ việc này.
Hashd Shaabi cũng từng nhiều lần cáo buộc Israel tiến hành các vụ tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào căn cứ và kho vũ khí của lưc lượng bán quân sự. Trong số này, có ít nhất hai vụ việc đã khiến các thành viên của Hashd Shaabi thiệt mạng. Hashd Shaabi cũng cho rằng Mỹ đã yểm trợ trên không cho Israel.
Video đang HOT
Cho đến nay, Israel vẫn chưa bình luận chính thức về vụ việc, song tháng trước, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã đề cập đến khả năng Israel can dự. Trong khi đó, Lầu Năm Góc đã bác bỏ việc các lực lượng Mỹ tham gia tấn công.
Trước đó, nguồn tin an ninh Iraq cho biết ngày 20/8, một vụ nổ lớn đã xảy ra tại kho đạn ở căn cứ của lực lượng bán quân sự Hashd Shaabi ở tỉnh Salahudin, miền Trung Iraq. Đây là vụ việc mới nhất trong loạt vụ nổ tương tự diễn ra thời gian gần đây nhằm vào các kho đạn, căn cứ của lực lượng Hashd Shaabi.
Đêm 12/8, một vụ nổ lớn đã làm rung chuyển một căn cứ quân sự ở phía Nam thủ đô Baghdad của Iraq, khiến một người thiệt mạng và 29 người bị thương. Trong vụ việc này, một kho đạn đã phát nổ bên trong căn cứ Falcon của lực lượng quân cảnh liên bang ở vùng Owerij, gần quận Doura, phía Nam thủ đô Baghdad.
Sau vụ việc trên, Thủ tướng Iraq Adel Abdul Mahdi đã ra lệnh chuyển tất cả các kho đạn của các lực lượng vũ trang hoặc các nhóm bán quân sự, bao gồm Hashd Shaabi, ra ngoài các thành phố.
Ông cũng ra lệnh cấm mọi chuyến bay quân sự, kể cả máy bay trinh sát, hoạt động trên không phận Iraq nếu không có sự cho phép của thủ tướng./.
Theo (TTXVN/Vietnam )
Không yên leo thang Mỹ - Iran: Đức thân chinh đến Trung Đông
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã tới Iraq vào thứ Bảy - một điểm dừng trong chuyến công du lớn đến Trung Đông nhằm tìm cách giảm căng thẳng giữa Iran và Hoa Kỳ.
Trong một tuyên bố, văn phòng của ông Maas cho biết các quốc gia châu Âu phải quan tâm gắn kết với khu vực này vào thời điểm lo ngại tăng cao sau các động thái trên biển gần đây của Hoa Kỳ ở Vịnh Ba Tư.
"Chúng ta không thể chỉ kêu gọi đối thoại; chúng ta phải xúc tiến nó- đặc biệt là khi sự khác biệt xuất hiện đang không thể kiểm soát và xung đột kéo dài. Sự nguy hiểm từ việc tính toán sai lầm, hiểu lầm và khiêu khích trong một khu vực rất căng thẳng có thể dẫn đến hậu quả khó lường" văn phòng cho biết.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas (phải) đến Baghdad ngày 8/6. (Nguồn: BNG Đức).
Nhà ngoại giao Đức dự kiến sẽ gặp tổng thống, thủ tướng và bộ trưởng ngoại giao của Iraq để thảo luận về an ninh khu vực và quan hệ song phương và đầu tư, Ahmed Mahjoub, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Iraq cho biết.
Iraq đang đầu tư hàng chục tỷ đô la trong nguồn vốn đầu tư nước ngoài để xây dựng lại cơ sở hạ tầng và tăng cường sản xuất khí đốt, dầu mỏ và điện sau 17 năm chiến tranh.
Vào tháng Tư, gặp gỡ với Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Berlin, Thủ tướng Iraq Adel Abdul-Mahdi cho biết gã khổng lồ công nghiệp Siemens của Đức đã được ưu ái giành được một phần đáng kể trong số các cuộc đấu thầu trị giá 14 tỷ USD để cải tổ ngành điện.
Siemens đã có hợp đồng trị giá hơn 700 triệu USD để xây dựng một nhà máy điện và thực hiện các cải tiến khác đối với lưới điện bị hư hại của Iraq.
Chuyến thăm của Maas không được công bố trước thời hạn vì lý do an ninh. Ngoại trưởng Đức dự kiến sẽ đến Iran vào thứ Hai. Văn phòng của ông cho biết Đức và châu Âu quyết tâm lưu giữ hiệp ước hạt nhân quốc tế năm 2015 với Iran, gọi đây là "nhân tố chính cho sự ổn định và an ninh trong khu vực".
Hoa Kỳ đã rút khỏi hiệp định này năm ngoái và khôi phục các lệnh trừng phạt làm tê liệt nền kinh tế Iran. Các giám sát viên quốc tế cho biết không có bằng chứng nào cho thấy Iran vi phạm nghĩa vụ của mình. Các lệnh trừng phạt đã siết chặt nền kinh tế của Iran, khiến xuất khẩu dầu của nước này suy sụp và góp phần làm tăng lạm phát.
An Bình
Theo TPO
Tăng sản lượng dầu, Iraq ký thỏa thuận trị giá 53 tỷ USD với công ty Mỹ và Trung Quốc Ngay 7/5, Thủ tướng Iraq Adel Abdul Mahdi cho biết, nước này sẽ ký thỏa thuận trị giá 53 tỷ USD với tập đoàn Exxon Mobil cua My và PetroChina cua Trung Quốc nhăm tăng cương sản lượng dầu. Theo đó, dự án trên "liên quan đến việc bơm nước biển vào các mỏ dầu ở Iraq cũng như nâng sản lượng dầu...