Iraq: Nghị sĩ đòi “san bằng” khu tự trị người Kurd ở quốc hội
Cuộc họp hôm thứ Ba (1/7) của quốc hội Iraq đã kết thúc trong hỗn loạn với đầy những lời đe doạ lẫn nhau giữa các đại biểu của các tộc người khác nhau. Không một ai đưa ra được giải pháp chấm dứt nội chiến hiện nay.
Tờ Channel News Asia đưa tin cho biết, thời gian nghỉ giữa cuộc họp đã đẩy cao sự giận giữ và chia rẽ dân tộc của các nghị sĩ Iraq. Một số đại biểu vắng mặt, một số bỏ họp giữa chừng, vì thế, quốc hội non trẻ của Iraq đã không thể bầu ra được hạ viện như dự tính. Cuộc họp đã kết thúc trong tình trạng rất lộn xộn.
Cuộc họp quốc hội Iraq diễn ra ngày 1/7/2014 đã không đem lại kết quả tốt đẹp nào.
Video đang HOT
Khả năng tìm kiếm một nhiệm kỳ nữa của Thủ tướng Nuri al-Maliki đã dập tắt kể từ khi nhóm chiến binh Hồi giáo khơi mào một cuộc tấn công chớp nhoáng, nắm quyền kiểm soát 5 tỉnh phía bắc của Iraq. Cuộc tấn công đã trở thành thêm dầu vào lửa cho những cáo buộc liên tục trước đó về ông Maliki: chủ nghĩa bè phái và độc tài.
Cuộc khủng hoảng ở Iraq khiến các nhà lãnh đạo thế giới đau đầu, hàng trăm ngàn người dân phải di tản, chia rẽ sâu sắc giữa các tộc người Shiite, Sunni và Kurd.
Cuộc &’khẩu chiến’ được khơi mào khi nhà lập pháp người Kurd kêu gọi chính phủ “chấm dứt phong toả” và gửi tiền ngân sách cho khu vực mà họ tự trị. Một nghị sĩ lãnh đạo tộc người Shiite đã phản ứng bằng cách đe doạ sẽ “nghiền nát” khu tự trị của người Kurdkhi nhóm người này cũng đang đề nghị trưng cầu độc lập trong vài tháng tới.
Theo Chủ tịch quốc hội Mahdi Hafez, cuộc họp tới sẽ được tổ chức vào ngày 8/7 nếu các nhà lãnh đạo đồng ý về các nội dung chính. Tuy nhiên, bầu không khí hỗn loạn vẫn không dừng lại khi các nghị sĩ mới xếp hàng để đăng ký quyền lợi của mình, bao gồm cả vũ khí và bảo vệ.
Washington nhanh chóng cảnh báo rằng “thời gian không đứng về phía Iraq”. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Marie Harf kêu gọi tình hình ở Iraq đã “cực kỳ khẩn cấp”.
Thủ tướng Maliki đang ngày càng trở nên thất thế. Ông phải đối mặt với sự chỉ trích từ cả ba cộng đồng tôn giáo và dân tộc lớn của Iraq, cho rằng ông đã điều hành đất nước bằng chủ nghĩa bè phái, độc tài và không thể đảm bảo an toàn cho người dân sau cuộc tấn công quân sự hồi đầu tháng Sáu.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin của Channel News Asia, phiên bản điện tử tiếng Anh của kênh Asian TV News (Singapore).
Theo Infonet
Nghị sĩ Ukraine đe dọa ông Putin
Nghị sĩ Ukraine Anatoly Gritsenko tuyên bố "những người yêu nước Ukraine" có lý do chính đáng để giết Tổng thống Nga Vladimir Putin nếu ông ta đến Kiev.
Ảnh minh họa
Theo Đài RT ngày 29.6, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Gritsenko có phát ngôn gây sốc trên trong chương trình nổi tiếng Shuster Live ở Ukraine. "Tôi cho rằng sẽ có nhiều người yêu nước tình nguyện giết Putin và đây là hành động đúng đắn", ông Gritsenko phát biểu. Ông Gritsenko còn gọi Tổng thống Putin là "người theo chủ nghĩa phát xít" và nhấn mạnh ông không thể hình dung cảnh lãnh đạo Nga sang Ukraine ký thỏa thuận nào đó. Nghị sĩ Gritsenko vốn là người ủng hộ Ukraine tham gia cả Liên minh châu Âu và NATO.
Liên quan đến Ukraine, Đài RT đưa tin một phóng viên của kênh Channel One TV (Nga) đã thiệt mạng ngày 29.6 do trúng đạn từ quân chính phủ khi đang tác nghiệp ở thành phố Donetsk mặc dù lệnh ngừng bắn ở đây vẫn còn hiệu lực. Ông Anatoly Klyan, 68 tuổi, là nhà báo Nga thứ 3 thiệt mạng kể từ khi bùng phát các vụ giao tranh ở miền đông Ukraine hồi giữa tháng 4.
Theo TNO
Dư luận phẫn nộ vụ quan chức Ấn Độ đe dọa hiếp dâm Một nhà làm luật Ấn Độ ngày 1.7 đang đối mặt với những lời chỉ trích gay gắt và kêu gọi từ chức vì một đoạn video cho thấy ông này đe dọa hiếp dâm người thân của các đối thủ chính trị. Các nhà hoạt động vì quyền phụ nữ Ấn Độ biểu tình phản đối những vụ hiếp dâm tập thể...