Iraq lần đầu tiên đưa vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ ra Hội đồng Bảo an LHQ
Căng thẳng trong quan hệ giữa Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ đã lên một nấc thang mới sau khi Chính phủ Iraq chính thức gửi đơn lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Trong bức thư gửi tới Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 12/12, Chính phủ Iraq bày tỏ sự phản đối chống lại việc triển khai quân của Thổ Nhĩ Kỳ trên lãnh thổ nước này, coi đây là “ sự vi phạm trắng trợn” luật pháp quốc tế, sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Iraq.
Xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ tại Iraq. Ảnh Reuters
Tuy nhiên, theo Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Samantha Power, Chủ tịch Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc tháng này, bức thư không nêu yêu cầu đặc biệt nào, ngoài những khuyến nghị và kêu gọi “tình đoàn kết” trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố.
Video đang HOT
Bức thư được đưa ra trong bối cảnh, quan hệ giữa hai nước láng giềng này đang trở nên căng thẳng xung quanh việc Thổ Nhĩ Kỳ triển khai quân đội trên lãnh thổ Iraq, mà theo nước này là nhằm hỗ trợ các chiến binh người Kurd chống IS.
Tuy nhiên, theo Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi, việc Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân tới Iraq mà không được phép của chính phủ nước sở tại là sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Iraq.
“Việc Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân vào Iraq mà không có sự cho phép của chính phủ Iraq không được xem là một sự trợ giúp chống lại chủ nghĩa khủng bố, mà sự vi phạm trắng trợn chủ quyền của Iraq và không có bất kỳ lực lượng quân sự nào khác trên lãnh thổ Iraq ngoại trừ của Thổ Nhĩ Kỳ”, ông Abadi tuyên bố.
Cũng trong ngày 12/12, hàng nghìn người biểu tình gồm đa số là thành viên của lực lượng bán quân sự Hồi giáo dòng Shitte đã tập trung tại trung tâm thủ đô Baghdad của Iraq để yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ rút quân khỏi nước này. Một số người biểu tình đã giẫm lên cờ của Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi những người khác giương cao các biểu ngữ phản đối Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan.
Lực lượng an ninh đã phải phong tỏa Quảng trường Tahrir ở Baghdad – nơi tập trung đông những người biểu tình, đồng thời cấm các tuyến đường xung quanh khu vực biểu tình.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân vào Iraq là một thách thức không hề nhỏ đối với Chính phủ của Thủ tướng Abadi, vốn đang phải đối mặt với bài toàn khó là cân bằng giữa bảo vệ chủ quyền quốc gia và tìm kiếm sự hỗ trợ của nước ngoài để chống lại IS đang chiếm quyền kiểm soát nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn tại Iraq từ giữa năm ngoái./.
Thu Hoài Tổng hợp
Theo_VOV
LHQ có thể sớm thông qua nghị quyết về I-ran
* Việt Nam hoan nghênh thỏa thuận giữa I-ran và Nhóm P5 1
Hãng Roi-tơdẫn lời các nhà ngoại giao cho biết, nhiều khả năng trong tuần tới, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) sẽ thông qua dự thảo nghị quyết về thỏa thuận hạt nhân I-ran, sau khi I-ran và Nhóm P5 1 đạt được thỏa thuận lịch sử này. Thỏa thuận mới sẽ chính thức có hiệu lực sau 90 ngày kể từ khi Hội đồng Bảo an LHQ thông qua nghị quyết chấp thuận. Mỹ đã trình dự thảo nghị quyết về thỏa thuận hạt nhân I-ran lên Hội đồng Bảo an LHQ, đề nghị Hội đồng thông qua văn bản này, với một số điều khoản nhằm từng bước dỡ bỏ cấm vận đối với I-ran khi Tê-hê-ran thực hiện những bước đi bảo đảm không chế tạo bom hạt nhân.
Người dân I-ran mừng thỏa thuận hạt nhân mới đạt được
* Theo Roi-tơvà TTXVN, chính quyền của Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma đã đồng loạt mở chiến dịch vận động các nhà lập pháp ủng hộ thỏa thuận lịch sử về chương trình hạt nhân của Tê-hê-ran giữa I-ran và Nhóm P5 1. Tổng thống Ô-ba-ma khẳng định, thỏa thuận mới này là cách tốt nhất để tránh được một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân và một cuộc chiến tranh mới ở khu vực Trung Đông. Trong khi đó, Phó Tổng thống G.Baiđơn nêu rõ, thỏa thuận vừa ký không có điều khoản nào loại bỏ các phương án của Mỹ, kể cả các biện pháp quân sự, trong trường hợp I-ran vi phạm thỏa thuận. Hiện QH Mỹ vẫn đang hoài nghi, thậm chí phản đối thỏa thuận mang tính lịch sử vừa ký liên quan chương trình hạt nhân của I-ran.
* Trong cuộc điện đàm mới đây giữa Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma và người đồng cấp Nga V.Pu-tin, hai nhà lãnh đạo này thảo luận về thỏa thuận hạt nhân lịch sử giữa I-ran và Nhóm P5 1; nhất trí rằng thỏa thuận nói trên sẽ có lợi cho cả thế giới. Tổng thống Ô-ba-ma đánh giá cao vai trò quan trọng của Nga trong việc đạt được thỏa thuận hạt nhân I-ran sau gần 20 tháng đàm phán căng thẳng. Hai bên cam kết duy trì hợp tác chặt chẽ để thỏa thuận này được thực hiện, đồng thời tiếp tục phối hợp nhằm giảm căng thẳng trong khu vực Trung Đông, nhất là ở Xy-ri.
* Nhiều cường quốc châu Âu coi thỏa thuận hạt nhân vừa đạt được giữa I-ran và Nhóm P5 1 là tin mừng cho việc nối lại và tăng cường hợp tác kinh tế. Bộ Kinh tế và Năng lượng Đức cho biết, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng LB Đức D.Gabri-ên ngày 19-7 sẽ tới Tê-hê-ran, bắt đầu chuyến thăm ba ngày tại quốc gia Hồi giáo, nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Đức và I-ran. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp L.Pha-bi-uýt cũng công bố kế hoạch sớm thăm I-ran nhằm khôi phục lại vị thế kinh tế của Pa-ri tại I-ran. Bộ trưởng Giao thông Nga M.Xô-cô-lốp cho biết, Mát-xcơ-va và Tê-hê-ran đang đàm phán về việc cung cấp hàng loạt các hàng hóa, trong đó có máy bay Superjet, kỹ thuật ô-tô. Trong khi đó, Anh đang xem xét từ nay đến cuối năm nay sẽ mở lại sứ quán nước này tại Tê-hê-ran sau bốn năm gián đoạn.
* Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam đối với việc I-ran và nhóm P5 1 đã đạt được thỏa thuận lịch sử về vấn đề hạt nhân I-ran, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết: "Việt Nam hoan nghênh nỗ lực của các bên liên quan để đạt thỏa thuận toàn diện giữa I-ran và P5 1 về vấn đề hạt nhân I-ran ngày 14-7. Chúng tôi coi đây là đóng góp quan trọng, tích cực vào ổn định an ninh của khu vực và thế giới".
Theo NTD
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích Iraq "không trung thực" Ngoài tuyên bố không rút quân khỏi các trại huấn luyện tại Iraq, Tổng thống Tayyip Erdogan cũng chỉ trích hành động của Iraq cầu viện Hội đồng Bảo an LHQ về sự hiện diện của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ là "không trung thực". Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan chỉ trích Iraq "thiếu trung thực" "Họ có thể đưa vấn...