Iraq “không cần” Mỹ điều bộ binh chống IS
Chính quyền Iraq không cần sự can thiệp của bộ binh Mỹ vào cuộc chiến chống IS. Đây là tuyên bố chính thức mà phía Iraq đưa ra chỉ một ngày sau khi Lầu Năm Góc yêu cầu cử quân tới nếu được yêu cầu.
“Đây là vấn đề của riêng Iraq và chúng tôi không cần sự hiện diện của Bộ Quốc phòng Mỹ tham gia vào chiến dịch này”, người phát ngôn Sa’ad al-Hadithi trả lời hãng tin NBC. “Chúng tôi đã có đủ quân số trên mặt đất”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter
Ông Hadithi khẳng định mọi sự can thiệp của Mỹ vượt quá sứ mệnh “huấn luyện và hỗ trợ” đều không được phép.
Hiện tại Iraq chỉ cho phép Mỹ tiến hành không kích các cơ sở đồn trú của IS. Ông Hadithi cũng nhấn mạnh rằng Iraq chỉ cần Mỹ hỗ trợ về “trang thiết bị và huấn luyện lực lượng”. Khoảng 3.300 lính Mỹ đang tham chiến tại chiến trường Nam Á này.
Video đang HOT
Tuyên bố của chính quyền Iraq đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter nói về ý định của Mỹ tăng cường hiện diện quân sự tại Iraq và Syria. Hiện tại Mỹ mới chỉ tiến hành không kích vào các mục tiêu của IS. Tuyên bố của ông Carter được đưa ra chỉ vài ngày sau khi lực lượng Mỹ giải cứu con tin bị IS bắt giữ ở Iraq.
Bộ trưởng Quốc phòng Carter nói Mỹ sẽ sử dụng “đột kích trên mặt đất” chống lại IS tại Iraq và Syria nếu cần thiết.
“Chúng tôi sẽ luôn hỗ trợ các đồng minh tấn công chống lại IS hoặc thực hiện các sứ mệnh trực tiếp bằng đường không hoặc mặt đất”, ông Carter nhấn mạnh.
Nhà Trắng cũng tuyên bố rằng chính quyền Obama “không có ý định sử dụng bộ binh trong thời gian lâu dài” mà sẽ hướng tới huấn luyện, tư vấn và hỗ trợ lực lượng quân chính phủ Iraq.
Nỗ lực gần đây của Washington diễn ra khi chiến dịch không kích của Nga vào các cơ sở IS từ tháng 9.2015 đạt được những tiến bộ rõ rệt so với Mỹ. Moscow đang tiến hành không kích dựa trên sự hỗ trợ của quân đội chính phủ Syria và liên minh quân sự gồm Nga, Iraq, Iran và Syria.
Thông báo gần đây cho hay Baghdad đang mong muốn Moscow thực hiện các đợt không kích trên lãnh thổ nước này nhằm cân bằng quyền lực hiện có mà Mỹ đang thống trị suốt một thập kỷ qua.
Theo Danviet
Aleppo trận chiến Nga buộc phải thắng tại Syria
Một lần nữa, tương lai của Syria trên mặt trận chính trị, quân sự sẽ lại phụ thuộc vào trận chiến mới ở Aleppo - thành phố và vùng ngoại ô Aleppo đang là điểm trú ẩn của người di cư trong nội địa, với dân số có thể vượt trên 3 triệu người.
Đây là những gì dễ hình dung nhất về Aleppo, nhất là về mặt thực địa. Phía Tây Aleppo hiện nằm dưới quyền kiểm soát của Quân đội Syria. Một phần phía bắc do các chiến binh thuộc lực lượng Bảo vệ người Kurd (PYD) chiếm giữ, với các cuộc giao tranh nổ ra với khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. PYD được Nhà Trắng và Lầu Năm góc là đồng minh mục tiêu, trong khi bị chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ coi là kẻ thù.
Binh sĩ quân đội Syria tuần tra gần sân bay quân sự Kweyris, tỉnh Aleppo. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Miền Đông Aleppo là điểm then chốt. Một phần vùng lãnh thổ này do liên minh "Đội quân chinh phạt", gồm nhiều tổ chức khác nhau, đáng chú ý là nhóm Jabhat al-Nusra, nhóm Ahrar al-Sham chiếm đóng; phần còn lại thuộc quyền "quản lý" của Quân đội Syria tự do (FSA). Trên vòng cung giữa hai lực lượng này có sự hiện diện của "quân nổi dậy ôn hòa".
Diễn biến quan trọng nhất thời gian gần đây trên chiến trường Aleppo chính là việc Quân đội Syria được sự hỗ trợ của máy bay Nga đã tiêu diệt được Abu Suleiman al-Masri - thủ lĩnh Jabhat al-Nusra. Cùng với đó, hàng trăm chiến binh Shiite người Iraq dưới sự chỉ huy của tướng Qasem Soleimani, Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds (Iran) đã di chuyển từ Latakia tới Aleppo. Khoảng 3.000 tay súng Hezbollah cũng đang tiến về đây.
Điều đang và sẽ xảy ra là chiến dịch phản công ở rìa nam Aleppo. Lực lượng hỗn hợp ủng hộ Tổng thống Assad không chỉ hội tụ ở Aleppo, mà trong giai đoạn thứ hai sẽ thực hiện nhiệm vụ "thu dọn" địa hình suốt cả dải đất dẫn tới biên giới biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ. Mục tiêu cao nhất là chặt đứt các tuyến đường tiếp tế của cả quân IS lẫn lực lượng nổi dậy. Đó cũng là phần quan trọng nhất trong kế hoạch quyết đánh bại quân khủng bố mà Nga đang thực hiện, dù bất kể phe nhóm nào với tên gọi có thể khác nhau. Các thủ lĩnh nổi dậy cho rằng, Damascus quyết mở mặt trận này là bởi vị trí chiến lược của dải đất phía nam, có địa hình tương đối bằng phẳng, giúp phát huy tối đa hiệu quả các đòn không kích do máy bay ném bom, trực thăng vũ trang Nga thực hiện.
"Liên minh 4 1" gồm Nga - Syria - Iran - Iraq Hezbollah đứng trước cơ hội lớn giành chiến thắng trong trận chiến quyết định ở Aleppo nếu có được 3 điều kiện sau: 1/ Hỏa lực đường không của Nga có được sự điều phối của tình báo chiến trường trong mọi chiến dịch; 2/ Nhận được sự ủng hộ rộng rãi (điều này không khó, với việc cư dân đô thị ở Aleppo phần đông là người Sunni, đa phần kinh doanh và ủng hộ Damascus); 3/ Có một lực lượng bộ binh thiện chiến ít nhất khoảng 15.000 người.
Cục diễn trên chiến trường Aleppo và các vùng lân cận trong vài tuần tới sẽ là nhân tố quyết định tới mặt trận ngoại giao. Nhận được thông điệp từ Moskva, ông Assad tuyên bố sẵn sàng sửa đổi Hiến pháp, chuẩn bị bầu cử Quốc hội và bầu cử Tổng thống trước thời hạn. Thế nhưng, trước hết "liên minh 4 1" phải tạo có một chiến thắng lớn trên chiến trường.
Nhiều cuộc tiếp xúc giữa các bên liên quan tại Syria đã được khởi động trong tuần qua. Đó là cuộc giữa đại diện 4 bên Nga, Mỹ, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ tại Vienna (Áo); là các cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov với đồng cấp người Mỹ John Kerry. Vở Ballet ngoại giao vẫn còn nhiều phần ở phía trước, gắn với đó là mức độ tăng nhiệt trên chiến trường Aleppo.
Theo Hoài Thanh / RT, Nytimes
baotintuc.vn
Spetsnaz - lực lượng đặc nhiệm của Nga Lực lượng vì mục đích đặc biệt có lịch sử 65 năm là một trong những đội quân tinh nhuệ nhất của Nga, tham gia những chiến dịch quan trọng ở trong và ngoài nước. Nga hôm 24/10 kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Lực lượng vì mục đích đặc biệt có tên viết tắt là Spetsnaz. Nhân dịp này, hãng thông...