Iraq: IS xây dựng chiến hào xung quanh thành phố Mosul
Các nguồn tin khu vực ngày 19/3 cho biết tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã đào các chiến hào xung quanh thành phố Mosul – một trong những thành trì chính của lực lượng này tại Iraq, nhằm chuẩn bị đối phó với cuộc phản công của quân chính phủ.
(Nguồn: en.shiapost.com)
Đại tá Abdul Rahman al-Jubouri thuộc quân đội Iraq cho biết IS bắt đầu đào chiến hào cách đây hai tháng và đã hoàn tất công việc này hôm 18/3, bất chấp các vụ không kích của liên minh quốc tế nhằm phá hủy các máy móc thi công cũng như sự hiện diện của các tay súng thuộc lực lượng tự vệ người Kurd (Peshmerga) xung quanh thành phố này.
Theo ông al-Jubouri, hệ thống chiến hào này dài hàng chục km và có những nơi sâu đến 2-3m. IS đã huy động hàng trăm thanh niên địa phương tham gia đào hào với mức thù lao 600.000 dinar (khoảng 450 USD)/tháng.
Trong diễn biến liên quan, ngày 19/3, người đứng đầu lực lượng an ninh Iraq tại tỉnh Karbala cho biết chính quyền địa phương đã hoàn thành 90% công việc đào hào an ninh chia tách hai tỉnh Karbala và Babylon tập trung đông người Hồi giáo dòng Shi’ite với tỉnh Al-Anbar hiện do IS kiểm soát./.
Video đang HOT
Theo (Vietnam )
Các nghị sĩ Mỹ kêu gọi chiến lược ngăn chặn Trung Quốc bồi đắp ở Biển Đông
Các nghị sĩ hàng đầu của Mỹ ngày 19/3 đã bày tỏ lo ngại về quy mô và tốc độ cải tạo đất của Trung Quốc ở Biển Đông, nhấn mạnh rằng một chiến lược chính thức của Mỹ là cần thiết nhằm giảm tốc hoặc chấm dứt các hành động của Bắc Kinh.
Thượng nghị sĩ John McCain, một trong những ký tên trong lá thư (Ảnh:Guardian)
Trong một lá thư gửi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng quốc phòng Ash Carter, các nghị sĩ Cộng hòa John McCain, Bob Corker và các nghị sĩ Dân chủ Jack Reed và Bob Menendez cho hay nếu không có một chiến lược toàn diện, "các lợi ích lâu đời của Mỹ, cũng như các đồng minh và đối tác của chúng ta bị đe dọa đáng kể".
Các nghị sĩ Mỹ cho biết việc Trung Quốc xây dựng và cải tạo đất ở quần đảo Trường Sa trên Biển Đông đã khiến Bắc Kinh có khả năng mở rộng tầm với quân sự và "là một thách thức trực tiếp", không chỉ với các lợi ích của Mỹ và khu vực, mà cả cộng đồng quốc tế".
Bức thư nói rằng, bãi đá Gaven đã mở rộng lên quy mô 11,3 héc-ta trong năm qua và Gạc Ma, trước đây là bãi đá ngầm, giờ đây đã trở thành một hòn đảo rộng 10 héc-ta. Bãi Chữ thập đã mở rộng về kích thước hơn 11 lần kể từ tháng 8 năm ngoái.
"Trong khi các nước khác xây dựng trên các vùng đất có sẵn, Trung Quốc lại đang thay đổi quy mô, cấu trúc và các đặc điểm tự nhiên của các thực thể", bức thư viết. "Đây là một sự thay đổi về chất, dường như là nhằm để thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông".
Bức thư nói thêm rằng bất kỳ một nỗ lực nào của Trung Quốc nhằm quân sự hóa các đảo nhân tạo đều có thể "gây ra hậu quả nghiêm trọng" và có thể khiến Bắc Kinh tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không mới ở Biển Đông, như Bắc Kinh đã làm hồi năm 2013 tại một khu vực tranh chấp với Nhật Bản ở Hoa Đông.
Bãi đá Gạc Ma, nơi Trung Quốc đã bồi đắp và đang tiến hành xây dựng trái phép các công trình quy mô lớn, nhìn từ trên cao. (Ảnh: Sina)
Các nghị sĩ Mỹ, những người đứng đầu Ủy ban quân vụ thượng viện và Ủy ban đối ngoại thượng viện, cho hay Washington cần đưa ra một chiến lược trong đó vạch ra "những hành động cụ thể mà Mỹ có thể thực hiện nhằm giảm tốc hoặc chấm dứt các hành động cải tạo của Trung Quốc".
Bắc Kinh đơn phương đòi chủ quyền 90% diện tích Biển Đông, bao trùm lên vùng biển của các quốc gia khác trong khu vực.
Trung Quốc đã bao biện hành động cải tạo của mình ở Biển Đông, nói rằng nước này không tìm cách thay đổi trật tự thế giới.
Trung Quốc đã đẩy mạnh hoạt động cải tạo đất trên 6 bãi đá ngầm ở Trường Sa. Các công nhân nước này đang xây dựng các cảng và các điểm dự trữ nhiên liệu và có thể là 2 đường băng.
Các chuyên gia nói rằng động thái của Trung Quốc sẽ không chỉ ảnh hưởng tới vị thế ưu việt về quân sự của Mỹ trong khu vực mà còn cho phép Bắc Kinh tiến sâu hơn vào trung tâm hàng hải của Đông Nam Á.
An Bình
Theo Dantri
Mỹ- Trung trong cuộc đua thống trị kinh tế toàn cầu Tuyên bố của 4 nền kinh tế đầu tàu châu Âu cùng một số quốc gia khác để ngỏ khả năng tham gia định chế tài chính mới do Trung Quốc đề xuất dường như đã đánh dấu thắng lợi bước đầu của Bắc Kinh đối với Washington trong cuộc cạnh tranh lôi kéo đồng minh. Cuộc chạy đua nhằm giành vị trí...