Iraq ghi nhận ca tử vong đầu tiên vì dịch tả trong đợt bùng phát mới
Ngày 28/6, Bộ Y tế Iraq cho biết quốc gia này đã ghi nhận trường hợp đầu tiên tử vong vì bệnh tả trong đợt bùng phát dịch mới nhất. Bệnh nhân là một cư dân ở tỉnh Kirkuk.
Phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae. Ảnh: en.wikipedia.org
Theo người phát ngôn Seif al-Badr, trong 24 giờ qua, Iraq cũng ghi nhận thêm 17 ca mắc bệnh tả, đưa tổng số ca mắc lên 76 ca tính từ đầu năm.
Đợt dịch tả bùng phát đầu tháng 6 này tại Iraq, chủ yếu ở tỉnh Kirkuk và tỉnh Sulaimaniyah lân cận thuộc khu tự trị của người Kurd. Trước đó, lần gần đây nhất dịch tả bùng phát tại Iraq là vào năm 2015, trong đó các tỉnh miền Trung gồm Baghdad và Babil và các tỉnh miền Nam chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Bệnh tả do phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae gây ra, lây truyền theo đường tiêu hoá qua thức ăn và nước uống bị nhiễm khuẩn. Bệnh này có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh và duy trì bổ sung nước cho cơ thể, song có thể gây tử vong chỉ trong vài giờ nếu không được điều trị kịp thời.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 1,3 triệu đến 4 triệu ca mắc bệnh tả trên toàn thế giới, trong đó có khoảng 21.000-143.000 trường hợp tử vong.
Iraq: Hàng chục người phải nhập viện do bão bụi
Ngày 9/4, Bộ Y tế Iraq cho biết một cơn bão bụi đã quét qua phần lớn lãnh thổ nước này, khiến hàng chục người phải nhập viện do gặp vấn đề về hô hấp.
Cơn bão trên hình thành ở phía Bắc Iraq từ hai ngày trước đó khiến giới chức hàng không phải hủy nhiều chuyến bay tới Arbil, thủ phủ của khu tự trị của người Kurd ở nước này, để đảm bảo an toàn. Khi quét qua khu vực phía Nam Iraq, cơn bão bụi đã ảnh hưởng tới thủ đô Baghdad và các thành phố ở xa hơn như Nasiriyah, phủ lớp bụi màu cam lên các thành phố. Theo người phát ngôn Bộ Y tế Iraq Saif al-Badr, đã có hàng chục người phải nhập viện do gặp các vấn đề về đường hô hấp.
Theo ông Amer al-Jabri, Giám đốc Cơ quan Khí tượng quốc gia Iraq, bão bụi không phải là hiếm thấy ở Iraq. Bão này hiện đã xảy ra thường xuyên hơn do hạn hán, tình trạng sa mạc hóa và mưa ít. Trong những năm gần đây, lượng mưa tại Iraq đã giảm xuống mức thấp kỷ lục, trong khi nhiệt độ tăng cao. Theo các chuyên gia về thời tiết, những yếu tố này đang đe dọa sự phát triển kinh tế và xã hội của Iraq. Tháng 11 năm ngoái, Ngân hàng Thế giới ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ khiến trữ lượng nước của Iraq giảm tới 20%.
Trong khi đó, tại Ecuador, Cơ quan Quản lý rủi ro quốc gia cho biết đợt mưa lũ kéo dài nửa năm qua trên cả nước đã cướp đi sinh mạng của 57 người và khiến 110 người bị thương, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của gần 31.000 người khác.
Theo cơ quan trên, đợt mưa lũ này đã tác động tới toàn bộ 24 tỉnh thành của Ecuador, ngoại trừ quần đảo Galapagos, gây ra tình trạng ngập lụt, sạt lở đất và làm hư hại hàng nghìn nhà dân cũng như hàng nghìn ha đất canh tác. Chỉ tính riêng tại tỉnh Pichincha của nước này đã có 30 người thiệt mạng và 87 người bị thương.
Do nằm trên đường xích đạo, Ecuador chỉ có hai mùa là mùa Hè và mùa Đông. Đợt mưa lũ hiện nay tại nước này đã bước sang tháng thứ 7 và theo dự kiến trong thời gian tới, mưa sẽ còn tiếp tục xảy ra với cường độ mạnh hơn.
COVID-19 tới 6h sáng 25/11: Ca mắc mới ở Đức cao nhất thế giới; Nga tiếp tục dẫn đầu về ca tử vong mới Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 577.000 ca mắc COVID-19 và trên 6.600 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã là 259,5 triệu ca, trong đó trên 5,18 triệu ca tử vong. Tiêm vaccine COVID-19 cho người dân tại Moskva, Nga, ngày 21/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Ba quốc gia có...