Iraq đánh tiếng muốn mua “rồng lửa” S-400 của Nga
Một quan chức quốc phòng cấp cao của Iraq cho biết Baghdad đang nghiên cứu các tài tiệu và quy trình liên quan tới việc đặt mua hệ thống phòng không hàng đầu thế giới S-400 do Nga sản xuất.
Hệ thống phòng không S-400 (Ảnh: RT)
Ngoại trưởng Iraq Ibrahim al-Jaafari ngày 27/2 cho biết Iraq đang tìm hiểu các vấn đề cũng như thủ tục cần thiết liên quan tới việc mua hệ thống tên lửa phòng thủ S-400 Triumf của Nga do công ty quốc phòng Almaz Antey sản xuất. Phát biểu của ông al-Jaafari được đưa ra trong cuộc họp của Ủy ban Liên Chính phủ Nga – Iraq về Hợp tác Kinh tế, Khoa học và Công nghệ.
“Vấn đề này (đặt mua S-400) đang được nghiên cứu chi tiết. Tất cả các quyết định nhằm tăng cường năng lực (phòng thủ) của Iraq sẽ được đưa ra sau khi xem xét xong. Thật không may khi Iraq đã và đang phải chịu những tổn thất trong cuộc chiến chống khủng bố. Giờ đây, chúng tôi sẵn sàng làm mọi việc để đảm bảo nền an ninh của Iraq”, ông al-Jaafari chia sẻ.
Trong khi đó, Đại sứ Iraq tại Nga Haidar Mansour Hadi nói rằng vấn đề mua S-400 chưa được 2 bên bàn bạc trong cuộc họp của Ủy ban Liên Chính phủ Nga – Iraq và chưa có phái đoàn nào được Iraq phái sang để đảm nhiệm thương vụ này.
“Khi Iraq quyết định sẽ mua S-400, sẽ có thông báo rộng rãi và chính phủ 2 bên sẽ bàn thảo về vấn đề này”, ông Hadi cho biết.
Trước đó, người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội Iraq Hakim al-Zamili cho biết Iraq đang “để mắt” tới thương vụ S-400 nhằm bảo vệ lãnh thổ trước các mối đe dọa từ trên không.
Theo giám đốc Trung tâm An ninh và Chiến lược Iraq Muataz Mahi Abdel Hamid, giới chức Iraq dường như đang hướng chiến lược quân sự sang phương Đông do nhu cầu cần đa dạng hóa kho vũ khí nước này. Kể từ năm 2003, Iraq đi theo chiến lược quân sự hướng phương Tây. Chiến lược hiện tại, theo ông Hamid, dường như có tính hiệu quả không cao và khiến Iraq không thể kiểm soát đầy đủ các hoạt động quân sự.
Ông Hamid cho rằng thương vụ S-400 của Iraq nếu được thông qua có thể sẽ mất nhiều thời gian và khiến Mỹ “phật ý”.
Video đang HOT
Hiện thời, “rồng lửa” S-400 được coi là hệ thống phòng thủ tiên tiến nhất, có thể tiêu diệt tất cả các vật thể xuất hiện trên không trung trong phạm vi trên 400 km, bao gồm các loại máy bay, tên lửa hành trình, phương tiện bay không người lái hay tên lửa đạn đạo, ở độ cao 50 km và tốc độ tối đa của mục tiêu là 4,8km/s.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Lí do B-2 là máy bay đáng sợ nhất trên bầu trời
Máy bay ném bom B-2 của Không quân Mỹ lần đầu tiên được triển khai ở nước ngoài cách đây 20 năm và hiện vẫn là một trong những máy bay đáng sợ nhất trên bầu trời.
Máy bay ném bóm tàng hình B-2 được giới thiệu trước công chúng lần đầu tiên vào năm 1988, ngay trước khi cuộc Chiến tranh lạnh kết thúc. Khả năng tàng hình của nó được cho là không có đối thủ.
"Bóng ma" B-2 có thể mang theo 16 trái bom B83 với mỗi trái nặng 1.088 kg cùng lượng lớn đạn chính xác. Trong ảnh là cảnh máy bay B-2 thả 47 quả bom lớp Mark 82 trong cuộc tập trận vào năm 1994.
Máy bay có tầm hoạt động tối đa 11.104 km mà không cần tiếp nhiên liệu, nhưng khả năng tiếp liệu trên không giúp nó bay liên tục.
Trong một sứ mệnh ném bom, 2 máy bay ném bom B-2 thực hiện hành trình kéo dài 34 giờ từ Missouri tới Libya và thực hiện tiếp liệu trên không 15 lần.
Mỗi chiếc trong số 20 máy bay B-2 đang hoạt động hiện tại được đặt tên theo các bang ở Mỹ. Đây là chiếc Spirit of New York.
B-2 là máy bay cánh liền và không có thân hay đuôi. Điều này đồng nghĩa nó có ma sát thấp và độ nâng hiệu quả hơn.
Tốc độ tối đa của máy bay ném bom B-2 là Mach 0.95 (tương đương 1.013 km/giờ).
Với những khả năng vượt trội với máy bay ném bom khác, B-2 được Mỹ triển khai tới đảo Guam để gây sức ép với Triều Tiên.
Các máy bay ném bom B-2 cũng có tầm quan trọng đặc biệt đối với Mỹ trong việc răn đe các quốc gia khác như Trung Quốc và Nga.
Tại nước Mỹ, B-2 thường bay trình diễn tại các sự kiện thể thao.
B-2 hiện là một trong những máy bay ném bom chiến lược của Không quân Mỹ cùng với máy bay ném bom B-52 Stratofortress và B-1 Lancer.
Máy bay B-2 được sử dụng trong cuộc chiến Kosovo, Afghanistan, Iraq và Libya.
Theo Danviet
Nga nói có thể bán "rồng lửa" S-400 cho Mỹ Người đứng đầu một công ty quốc phòng hàng đầu Nga cho biết Moscow sẵn sàng bán hệ thống tên lửa phòng không S-400 cho những bất cứ quốc gia nào cảm thấy "bất an" và muốn bảo vệ không phận, bao gồm cả Mỹ nếu Washington có nhu cầu. Hệ thống phòng không S-400 (Ảnh: RT) Vào cuối năm 2017, Nga đã...