Iraq đang hồi sinh sau gần hai thập niên chiến tranh và bạo lực triền miên
Những chuyến thăm ngoại giao tấp nập tới Iraq cho thấy, Iraq đang trở thành một địa chỉ hợp tác kinh tế tiềm năng cần được khai thác, sau gần 2 thập kỷ chìm trong chiến tranh và bạo lực liên miên.
Sau chuyến thăm bất ngờ của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tới Iraq, hàng loạt quan chức các nước như Pháp, Jordan và Iran cũng có chuyến thăm tới quốc gia Trung Đông này trong những ngày qua.
Quốc vương Jordan Abdullah bắt tay với Tổng thống Iraq Barham Saleh, trong chuyến thăm tại Baghdad, Iraq ngày 14/1/2019. (Ảnh: REUTERS / Khalid Al-Mousily)
Quốc vương Jordan Abdullah II hôm 14/1 tới thủ đô Baghdad, bắt đầu chuyến thăm đầu tiên tới Iraq trong hơn 1 thập kỷ qua. Theo kênh truyền hình nhà nước Iraq, Iraq đã trải thảm đỏ để đón Quốc vương Jordan Abdullah II. Tổng thống Iraq Barham Saleh ra tận sân bay đón Quốc vương Jordan và nhiệt liệt hoan nghênh chuyến thăm của ông, xem đây là sự kiện nhằm tăng cường an ninh và lợi ích chung. Dự kiến, hai bên sẽ tiến hành hội đàm, thảo luận các vấn đề kinh tế và chính trị.
Cũng trong chuyến thăm này, Quốc vương Jordan cũng sẽ gặp Thủ tướng nước chủ nhà Adel Abdul Mahdi, bàn các biện pháp thúc đẩy quan hệ song phương trong nhiều lĩnh vực. Chuyến thăm gần đây nhất của Quốc vương Abdullah II tới Iraq diễn ra vào năm 2008 sau khi Tổng thống Saddam Hussein bị lật đổ trong chiến dịch quân sự do Mỹ dẫn đầu năm 2003.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Iraq Mohamed Alhakim, phải, bắt tay với Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian, tại Baghdad, Iraq ngày 14/1/2019. (Ảnh AP / Ali Abdul Hassan)
Với mục tiêu trở thành những nhà đầu tư đầu tiên ở Iraq – quốc gia đang trong quá trình hồi sinh sau chiến tranh, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian trong chuyến thăm Iraq cùng ngày đã nhất trí cho Iraq vay khoản tiền 1 tỷ USD để tái thiết đất nước sau 3 năm chiến tranh chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng (2014-2017).
Giải thích lý do hỗ trợ Iraq một khoản tiền lớn như vậy, ông Drian nói rằng, việc Mỹ mới đây vội vàng công bố rút quân khỏi Syria khi mà tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng vẫn chưa bị đánh bại sẽ mở ra cơ hội để nhóm thánh chiến này quay trở lại Iraq. Hỗ trợ Iraq ổn định cuộc sống là cách để diệt trừ tận gốc chủ nghĩa khủng bố.
Ngoại trưởng Pháp nói: “Ở Iraq vẫn có nguy cơ trở thành nơi ẩn náu của tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Chúng có thể tái xuất hiện bất cứ lúc nào nếu Iraq thiếu vắng sự hỗ trợ kinh tế và xã hội. Đẩy lùi chúng là ưu tiên đầu tiên cần làm ở Iraq.”
Trong hai ngày qua, Ngoại trưởng Iran Javad Zarif cũng đã có chuyến thăm Iraq nhằm tìm kiếm đồng minh trong bối cảnh Mỹ đang áp đặt trừng phạt kinh tế đối với Iran. Ông Javad Zarif đã có cuộc gặp các nhà lãnh đạo Iran để thảo luận về các biện pháp trừng phạt kinh tế đơn phương của Mỹ, cũng như cách thức phối hợp với nước láng giềng Iran nhằm đối phó những biện pháp này.
Chuyến thăm này diễn ra chỉ vài ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bất ngờ tới thăm Iraq trong chuyến công du khu vực nhằm thúc giục Iraq ngừng nhập khẩu khí đốt và điện từ Iran.
Mặc dù áp đặt lệnh cấm vận năng lượng đối với Iran từ tháng 11/2018, Mỹ vẫn cho phép Iraq được tiếp tục mua điện và khí đốt từ Iran cho tới cuối tháng 3 tới. Hiện, Iran vẫn là nhà cung cấp hàng hóa nhập khẩu lớn thứ 2 cho Iraq.
Giới phân tích nhận định, những chuyến thăm ngoại giao tấp nập tới Iraq cho thấy Iraq đang trở thành một địa chỉ hợp tác kinh tế tiềm năng cần được khai thác, sau gần 2 thập kỷ chìm trong chiến tranh và bạo lực liên miên.
Theo nhà phân tích chính trị Iraq al-Faily, hiện các nước đều coi Iraq là vùng đất chưa được khai phá, cần nhiều đầu tư hơn từ các cường quốc khu vực và quốc tế. Trong thời gian qua, Iraq đã ban hành một danh sách hơn 150 dự án tìm kiếm các nguồn tài trợ.
Theo HỒNG NHUNG/VOV
Mỹ bắt đầu rút thiết bị quân sự hạng nặng khỏi Syria
Mỹ đã bắt đầu triển khai việc rút dần các thiết bị quân sự hạng nặng khỏi lãnh thổ Syria. Hành động này nẳm trong tiến trình rút 2000 quân Mỹ hiện đang đồn trú và chiến đấu tại quốc gia Trung Đông này, sau khi Tổng thống Trump tuyên bố rút quân bởi cuộc chiến chống IS đã kết thúc thắng lợi.
Mỹ tuyên bố rút các thiết bị quân sự hạng nặng vì 'lý do an ninh'
Theo Sputniknews, một quan chức quốc phòng Mỹ đã đề cập đến việc quân đội Mỹ bắt đầu tháo dỡ các trang thiết bị quân sự hạng nặng tại Syria. Quan chức này không cho biết thêm chi tiết, và chỉ đề cập đến 'lý do an ninh' của việc rút lui này. Một số quan chức thân cận với chính quyền Tổng thống Trump cũng đã xác nhận thông tin trên.
Thông tin Mỹ rút dần trang thiết bị quân sự hạng nặng được biết đến rộng rãi, sau khi Cố vấn An ninh quốc gia John Bolton đề nghị rút binh sĩ khỏi vị trí gần biên giới Iraq và Jordan, vị trí then chốt trong chiến lược của Mỹ nhằm ngăn chặn các lực lượng thân Iran tại Syria hành động và gây ảnh hưởng.
Trước đó, vị Cố vấn được cho là đã đến Thổ Nhĩ Kỳ để thảo luận về kế hoạch rút quân Mỹ tại Syria, trong bối cảnh Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa đồng thuận về chiến dịch rút quân quy mô lớn này.
Ngày 19/12/2018, Tổng thống Trump bất ngờ tuyên bố rút 2000 binh sĩ Mỹ tại Syria trong những tháng tới, một bước đi mà ông Trump cho rằng Mỹ đã hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt IS tại Trung Đông. Cho đến nay, quyết định rút binh sĩ Mỹ khỏi Syria vẫn còn gây tranh cãi.
Nhiều quan chức chính quyền Mỹ không đồng thuận với quyết định mà họ cho là có phần vội vã này, dẫn đến việc hai quan chức cao cấp trong chính quyền Mỹ quyết định từ chức, đó là cựu Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis và Đặc phái viên Tổng thống Mỹ về các vấn đề Syria Brett McGurk.
PHỤC HƯNG
Theo TPO/Sputniknews
Iran chỉ trích các lệnh trừng phạt của Mỹ là 'bất hợp pháp' Ngày 10/1, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh tuyên bố các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhằm vào Tehran là "hoàn toàn bất hợp pháp" và Iran sẽ không tuân theo. Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu trong cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Thamer al-Ghadhban tại thủ đô Baghdad, ông Zanganeh...