Iraq có chính phủ mới
Quốc hội Iraq đã thông qua một chính phủ mới do ông Haider al-Abadi làm thủ tướng vào đêm qua (8/9), trong một nỗ lực nhằm cứu Iraq thoát khỏi sự sụp đổ vì chủ nghĩa bè phái và căng thẳng giữa người Ả Rập và người Kurd.
Theo hãng tin Reuters, ông Abadi, một người Hồi giáo dòng Shiite, đã đưa các thành viên từ nhóm người Shiite chiếm đa số tại Iraq và người Kurd thiểu số, cũng như người Sunni vào nội các mới.
Ông Adel Abdel Mehdi thuộc Hội đồng Hồi giáo Tối cao Iraq đã được bổ nhiệm là Bộ trưởng Dầu mỏ; ông Ibrahim Jafaari, một cựu thủ tướng, được bổ nhiệm là Bộ trưởng Ngoại giao; ông Rowsch Shaways, một người Kurd, được bổ nhiệm là Bộ trưởng Tài chính.
Iraq có chính phủ mới
Các vị trí Bộ trưởng Nội vụ, Bộ trưởng Quốc phòng hiện chưa có ai đảm nhiệm nhưng ông Abadi cam kết sẽ hoàn thiện nhân sự trong vòng một tuần, đưa danh sách nội các lên 37 thành viên.
Video đang HOT
Đảm nhiệm các vị trí Phó Thủ tướng là ông Hoshiyar Zebari, một người Kurd và từng là Bộ trưởng Ngoại giao thời hậu Saddam Hussein; ông Mutlaq Saleh, một người theo chủ nghĩa Hồi giáo thế tục dòng Sunni; ông Baha Arraji, một người Shiite và là cựu nghị sĩ.
Ông Abadi đang hướng tới mục tiêu thống nhất đất nước và đánh bại nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS). Ông tuyên bố sẽ cho phép tất cả người dân Iraq tham gia giải phóng các tỉnh, thành phố đã bị các nhóm khủng bố chiếm đóng, mang lại an ninh và ổn định. Nhưng Thủ tướng cũng cảnh báo: “Bất kỳ việc hình thành vũ trang nào vượt thẩm quyền nhà nước đều bị cấm”.
Theo Hà Nội Mới
Thánh chiến Hồi giáo trên đà diệt vong?
Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Iraq đang bị dồn vào đường cùng. Với sự trợ giúp của khối Arập và phương Tây, quân đội Iraq đang phản công trên nhiều mặt trận. Sự tàn bạo của IS cũng khiến chính người Hồi giáo ôn hòa đứng lên chống lại.
Từ tháng 4-2014, lực lượng thánh chiến Nhà nước Hồi giáo (IS) được cả thế giới biết đến với những chiến thắng như chẻ tre tại miền Bắc Iraq. 2 tháng sau đó, ngày 29-6-2014, sau khi chiếm hơn 1/3 lãnh thổ Syria và gần như toàn bộ miền Bắc Iraq, IS tuyên bố lập quốc và đặt thủ đô ở Ar-Raqqah, Syria. ồng thời, "vương quốc" Hồi giáo này cũng có một tân vương, Abu Bakr al- Baghdadi và yêu cầu tín đồ trên toàn thế giới thần phục. Quá trình xây dựng "Vương quốc Hồi giáo" của Abu Bakral-Baghdadi bắt đầu tại Iraq và Syria.
Với IS, tất cả những ai chống lại thánh chiến là những kẻ phản đạo và sẽ bị tiêu diệt. Từ đây, để thuần phục các tôn giáo khác tại Iraq và Syria, IS đã giết hại hàng nghìn người. Ngày 16-8, khoảng 80 người thiểu số Yezidi ở miền Bắc Iraq đã bị giết chết vì không chịu theo đạo Hồi. Một ngày sau đó, các chiến binh của IS đã hành quyết tập thể hơn 700 thành viên bộ tộc Chaitat có cùng hệ phái Sunni ở Syria. ỉnh điểm của những tội ác mà IS gây ra trong thời gian qua là việc cắt đầu một phóng viên người Mỹ rồi quay video tung lên mạng.
Thế giới không còn khoanh tay đứng nhìn trước những tội ác ghê tởm mà IS gây ra. Mỹ là nước đầu tiên hỗ trợ quân đội Iraq phản công lại IS bằng các cuộc oanh kích, mặc dù đây chỉ là để bảo vệ quyền lợi của Mỹ trước tiên. Không chỉ vậy, Mỹ có trực tiếp cung cấp vũ khí và cố vấn quân sự cho lực lượng người Kurds ở phía bắc Iraq để đẩy lùi các chiến binh IS. Tính đến ngày 24-8, không quân Mỹ tiến hành 94 cuộc không kích vào các cơ sở của IS.
Với sự trợ giúp này, quân đội Iraq và lực lượng người Kurds đã đẩy lùi được sức tiến công của các chiến binh IS và giành lại quyền kiểm soát một số cơ sở quan trọng từ tay bọn chúng, trong đó có đập thủy điện lớn nhất Iraq là Mossul. Từ sau vụ IS hành quyết nhà báo James Foley, Mỹ tuyên bố chuẩn bị cho chiến dịch lâu dài nhằm tiêu diệt IS cả trên lãnh thổ Syria.
Vụ hành quyết 80 người Yezidi ở Iraq của IS đã khiến thế giới phẫn nộ
Vào lúc chiến sự gia tăng cường độ thì ngay trong lãnh địa của Suni, 25 bộ tộc Suni tung ra chiến dịch "cách mạng nhân dân" chống lại Nhà nước Hồi giáo cũng thuộc hệ phái Suni. Theo các chuyên gia, sự kiện này có thể làm thay đổi hẳn tương quan lực lượng trên chiến trường song song với hai chuyển biến quan trọng khác. Một là Thủ tướng Iraq, Maliki, một nhân vật có tiếng là tham nhũng và thiên vị phe Shiite đã phải nhường chỗ cho một vị Thủ tướng mới để thành lập một nội các đoàn kết dân tộc. Thứ hai là một ngày trước khi các bộ tộc công bố chiến dịch "cách mạng nhân dân" thì tại New York, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cũng thông qua nghị quyết về Iraq, dựa theo điều 7 của Hiến chương, cho phép dùng mọi biện pháp trừng phạt Nhà nước Hồi giáo đang gây nhiều tội ác.
Tại tỉnh Al Anbar, một vùng rộng lớn ở phái tây Iraq, phe thánh chiến IS đã bị các bộ tộc Suni, phối hợp với các đơn vị chính phủ đánh đuổi. Nhiều trận đánh cũng xảy ra ở thành phố chiến lược Haditha. Giới bình luận cho rằng, những biến chuyển này có liên hệ nhân quả mật thiết. Trước đây, hệ phái Suni liên kết với Thánh chiến Hồi giáo để nhờ họ che chở, bảo vệ chống Thủ tướng Maliki của hệ phái Shiite. Giờ đây, Iraq chuyển đổi, Maliki từ chức nhường chỗ cho chính phủ đoàn kết dân tộc, thì hệ phái Suni không có lý do gì để tiếp tục ủng hộ kẻ tự xưng là lãnh tụ Nhà nước Hồi giáo Abu Bakr al Baghdadi.
Theo các nhà phân tích, chính lực lượng cực đoan này đã "gieo gió" và họ sẽ phải "gặt bão". Chính họ tạo nên một làn sóng phản đối dữ dội, khiến tất cả loài người trên hành tinh đoàn kết loại bỏ Nhà nước Hồi giáo cực đoan ra khỏi xã hội. Việc hình thành Nhà nước Hồi giáo có thể xem như một "nhà nước khủng bố" chính là mối đe dọa lớn với phương Tây và cả thế giới.
Ngày 24-8-2014, Ngoại trưởng các nước Arập họp tại Djeddah, thành phố lớn thứ hai của Arập Xêút, để tìm tiếng nói chung về tình hình Syria, đặc biệt liên quan đến đà bành trướng nhanh chóng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Trung ông. Kể từ hơn một năm nay, Ai Cập, Jordani, các Tiểu vương quốc Arập thống nhất, Qatar và Arập Xêút, các thành viên của Nhóm tiếp xúc Arập về Syria đã không nhóm họp. Diễn biến quân sự, cùng với những thay đổi chính trị tiếp theo đòn không kích mà Washington có thể thực hiện tại Syria, là các nội dung chính của chương trình hội nghị lần này. Theo nguồn tin Ai Cập, các ngoại trưởng đã xem xét khả năng kêu gọi tất cả các bên trong khủng hoảng Syria, ngoài Nhà nước Hồi giáo, tham gia các đàm phán mới.
Iran cũng bắt đầu có các đàm phán với một số nước phương Tây để hợp tác chống Nhà nước Hồi giáo, nhưng loại trừ khả năng hợp tác quân sự với Mỹ.
Các chuyên gia cho rằng chỉ sử dụng vũ lực như Mỹ đang tiến hành, không đủ để tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo, bởi tổ chức này không chỉ bao gồm các chiến binh, do vậy cần phải có một hoạt động ngoại giao song song, tại Liên Hiệp Quốc và khu vực.
Lúc này có thể nhận thấy, Nhà nước Hồi giáo đang lâm vào cảnh tứ bề thọ địch vì gây thù oán với tất cả mọi tôn giáo và hệ phái. Không chỉ vậy, IS giờ đây còn đang bị cô lập cả về chính trị và ngoại giao. Ngày diệt vong của tổ chức Hồi giáo cực đoan này không còn xa.
Theo Petrotimes
Iraq: Màn diệt chủng mới của phiến quân Hồi giáo Hai năm rưỡi sau khi rút quân khỏi Iraq, Mỹ một lần nữa phải trở lại chiến trường này để ngăn chặn đà tiến quân của nhà nước Hồi giáo tự phong mà quân đội chính phủ Iraq có vẻ đuối sức trong việc đương đầu với lực lượng này. Tổng thống Barack Obama đã vượt khỏi sự thận trọng quen thuộc để...