Iraq chuẩn bị cuộc chiến giành lại Ramadi
I raq chuẩn bị cuộc chiến giành lại Ramadi, với việc lực lượng dân quân Hashd Al-Shaabi tiến về vùng ngoại ô thành phố, sau lời kêu gọi của Thủ tướng Haider al-Ab
Iraq chuẩn bị cuộc chiến giành lại Ramadi, với việc lực lượng dân quân Hashd Al-Shaabi tiến về vùng ngoại ô thành phố, sau lời kêu gọi của Thủ tướng Haider al-Abadi.
Thủ tướng Iraq, Haider al-Abadi, đã kêu gọi dân quân Hashd Al-Shaabi giải cứu thành phố Ramadi. Tính đến ngày 18/5, đã có thêm nhiều tay súng thân chính phủ Iraq đặt chân tới ngoại ô thành phố Ramadi. Thành phố Ramadi cũng là mục tiêu của các cuộc không kích hàng ngày của lien quân do Mỹ dẫn đầu chống lại Nhà nước Hồi giáo.
Lực lượng dân quân Hashd Al-Shaabi (Các đơn vị Huy động Nhân dân).
Lực lượng dân quân Hashd Al-Shaabi (Các đơn vị Huy động Nhân dân) có thể thúc đẩy lực lượng an ninh Iraq trong cuộc hành quân giành lại thành phố Ramadi, thủ phủ của tỉnh Anbar rộng lớn. “Các đơn vị Huy động Nhân dân” đã chiến đấu bên cạnh binh sĩ chính phủ và chiến binh bộ tộc tái chiếm thành phố Tikrit hồi tháng trước.
Quân đội và các chiến binh bộ tộc tháo chạy ra khỏi Ramadi hôm 18/5 đã tái nhóm ở rìa phía đông của thành phố, nhằm ngăn chặn bước tiến của phiến quân IS hướng về thủ đô Baghdad.
Phiến quân IS đã giương cờ trên thành phố Ramadi hôm 15/5 và đây là một trong những thắng lợi lớn của nhóm Nhà nước Hồi giáo IS trong năm nay.
Các giới chức địa phương cho hay ba ngày giao tranh ở Ramadi đã khiến 500 người thiệt mạng trong thành phố nằm cách thủ đô Baghdad của Iraq khoảng 125 cây số về hướng tây.
Người đứng đầu Hội đồng tỉnh Anbar, Sabah Karhout Al Helbusi, ngày 19/5 nói với Đài VOA rằng “thảm họa nhân đạo” đang xảy ra trong thành phố.
Video đang HOT
Hội đồng tỉnh Anbar, đa phần là người Sunni, đã chấp thuận việc đưa “Các Đơn vị Huy động Nhân dân” của người Shi’ite đến Ramadi để chống phiến quân IS.
Liên minh quốc tế chống Nhà nước Hồi giáo do Mỹ cầm đầu cũng đã không kích các vị trí của phiến quân IS bên trong và xung quanh Ramadi, theo báo cáo hàng ngày của Lầu Năm Góc. Một chiến dịch không kích kéo dài từ ngày 15/5 đến ngày 18/5/2015 đã đánh trúng mục tiêu 19 lần, xóa sổ các đơn vị chiến thuật, các vị trí chiến đấu và các tòa nhà mà phiến quân IS chiếm đóng.
Ngoại trưởng Mỹ, John Kerry ngày 18/5 bày tỏ tin tưởng rằng các lực lượng thân chính phủ ở Iraq sẽ chiếm lại thủ phủ Ramadi từ tay phiến quân IS. Lên tiếng một ngày sau khi nhóm Nhà nước Hồi giáo tuyên bố đã chiếm giữ Ramadi, ông Kerry nói đó là một “mục tiêu cơ hội” và ông tin rằng tình thế sẽ được đảo ngược trong mấy ngày tới. Bộ Quốc phòng Mỹ từ chối xác nhận tuyên bố chiếm Ramadi của Nhà nước Hồi giáo hôm 17/5, nói rằng thành phố này vẫn đang ở trong tình trạng “tranh chấp”.
Minh Châu (TH)
Theo_Kiến Thức
Phiến quân IS chiếm Ramadi: Có xảy ra "tắm máu"?
Điều gì sẽ xảy ra sau khi thành phố Ramadi rơi vào tay phiến quân IS? Phải chăng một cuộc "tắm máu" là không thể nào tránh khỏi?
Điều gì sẽ xảy ra sau khi thành phố Ramadi rơi vào tay phiến quân IS? Phải chăng một cuộc "tắm máu" là không thể nào tránh khỏi?
Việc phiến quân IS chiếm được thành phố Ramadi sau hơn một năm giao chiến cho thấy khả năng phục hồi đáng kể của Nhà nước Hồi giáo, bất chấp các cuộc không kích kéo dài của liên quân do Mỹ cầm đầu và sức ép mạnh mẽ của người Kurd ở phía bắc.
Việc phiến quân IS chiếm được thành phố Ramadi sau hơn một năm giao chiến cho thấy khả năng phục hồi đáng kể của Nhà nước Hồi giáo.
Một cuộc tắm máu trong vài ngày tới?
Ông Muhannad Haimour, phát ngôn viên của tỉnh trưởng Anbar, cho biết giới chức Iraq vô cùng lo ngại về việc sẽ xảy ra "một cuộc tắm máu" do phiến quân IS tiến hành.
Phiến quân IS vốn có "truyền thống" sát hại dã man tù binh và những ai từng chống lại chúng. Người ta lo ngại rằng những người ủng hộ chính quyền Iraq ở Ramadi có thể sẽ bị hành quyết trong vòng 24 giờ và sẽ xảy ra một cuộc "tắm máu" trong vài ngày tới. Các tù binh sẽ bị phiến quân IS hành quyết đầu tiên.
Các quan chức Iraq ước tính hơn 500 người đã bị thiệt mạng trong các vụ đụng độ gần đây ở Ramadi. "Căn bệnh kinh niên" quân đội Iraq
Một số nhà phân tích cho rằng việc thành phố Ramadi thất thủ cho thấy "căn bệnh kinh niên" của các lực lượng an ninh và quân đội Iraq. Điều này cũng cho thấy quân chính phủ khó có thể mở chiến dịch đánh bật phiến quân IS khỏi thành phố Mosul, thành phố lớn thứ hai ở Iraq.
Thế nhưng, phát ngôn viên Haimour nói rằng sẽ là không công bằng khi gán cho các lực lượng Iraq cái tội " không sẵn sàng chiến đấu" chống phiến quân IS. Ông cho biết các lực lượng Iraq đã chiến đấu rất ngoan cường ở Ramadi, nhưng họ lại phải đối mặt với các phiến quân IS được đào tạo tốt, có vũ khí hạng nặng và một đội ngũ đông đảo những kẻ đánh bom tự sát.
Ông Haimour than thở: "Chúng đến Anbar và Iraq để tự sát. Thật khó có thể ngăn chặn một máy ủi được bọc thép, do một kẻ đánh bom liều chết lái và mang theo hàng tấn thuốc nổ. Việc đối phó với đám phiến quân IS này quả là vô cùng khó khăn. Đó không phải là một cuộc chiến tranh thông thường".
Các quan chức Mỹ và Iraq cho rằng họ sẽ đảo ngược được tình thế. Ngày thứ 15/5, Mỹ thông báo cung cấp thêm vũ khí cho Iraq vì các cuộc giao tranh ở thành phố Ramadi. Sau đó ngày 18/5, phát biểu tại thủ đô Seoul (Hàn Quốc), Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói rằng "số lượng lớn" các phiến quân IS đã bị tiêu diệt trong mấy ngày qua và nhiều phiến quân IS nữa sẽ bị tiêu diệt "trong những ngày tới ".
Thế nhưng giới quan sát lại nói "quá trình hoàn hồn" của quân đội Iraq sau việc mất thành phố chiến lược Ramadi sẽ còn mất khá nhiều thời gian.
"Quá trình hoàn hồn" của quân đội Iraq sau việc mất thành phố chiến lược Ramadi sẽ còn mất khá nhiều thời gian.
Nhà phân tích quân sự của Peter Mansoor của CNN, một cựu đại tá trong quân đội Mỹ, cho biết: "Đây là một bước thụt lùi rất lớn đối với các lực lượng Iraq và chiến lược của Mỹ nhằm làm suy yếu và cuối cùng đánh bại Nhà nước Hồi giáo (IS)". Lực lượng viện binh đầy tai tiếng
Chính phủ Iraq cho biết quân tiếp viện đang trên đường đến tỉnh Anbar. Nhưng bản chất của đạo quân tiếp viện này lại gây ra khá nhiều phiền phức.
Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi đã ra lệnh đưa các lực lượng dân quân Hashd Al-Shaabi đến tỉnh Anbar để đánh phiến quân IS, cùng với các lực lượng an ninh Iraq và các chiến binh người Sunni địa phương.
Quyết định điều động lực lượng dân quân Hashd Al-Shaabi chủ yếu là người Shi'ite được Iran hậu thuẫn, của Thủ tướng Haider al-Abadi thể theo yêu cầu của các quan chức tỉnh Anbar, lãnh đạo bộ tộc và các giáo sĩ.
Lực lượng Hashd Al-Shaabi từng giúp quân đội Iraq chiếm lại thành phố Tikrit từ tay các phiến quân IS hồi tháng 3/2015.
Lực lượng Hashd Al-Shaabi từng giúp quân đội Iraq chiếm lại thành phố Tikrit từ tay các phiến quân IS hồi tháng 3/2015. Nhưng sự tham gia của lực lượng dân quân Shi'ite này có nguy cơ thổi bùng căng thẳng giáo phái và mối quan hệ mật thiết của Hashd Al-Shaabi với Iran có thể khiến cho các cuộc không kích của liên quân do Mỹ cầm đầu trở nên phức tạp hơn.
Việc đưa các lực lượng dân quân Shiite đến đánh nhau với phiến quân IS trong một khu vực có người Sunni chiếm đa số chống ISIS trong trái tim của người Sunni đang khiến cho nhiều nhà quan sát cảm thấy lo ngại.
Nhà phân tích an ninh tình báo của CNN, Robert Baer, nói: "Đó sẽ là một cuộc tắm máu khác. Đây sẽ là một cuộc chiến giữa người Sunni và người Shi'ite. Ai mà biết được cuộc chiến này sẽ đi đến đâu?"
Minh Châu (Theo CNN)
Theo_Kiến Thức
IS tung băng ghi âm của thủ lĩnh, kêu gọi người Hồi giáo "chiến đấu" Nếu đoạn băng được xác nhận, đây sẽ là lần đầu tiên trong 6 tháng qua, thủ lĩnh al-Baghdadi của IS lên tiếng công khai. Hồi đầu tháng này, báo chí phương Tây đưa tin al-Baghdadi đã bị thương nghiêm trọng trong một cuộc không kích, khiến hắn không thể điều hành nhóm phiến quân. Thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi được cho...