Iraq chiến thắng ở Ramadi: Công đầu thuộc về Mỹ?
Truyền thông phương Tây nhận định chiến thắng bước ngoặt đầu tiên của Iraq ở Ramadi là do Mỹ và phương Tây đẩy mạnh tấn công IS.
Quân đội Iraq thắng lớn IS tại Ramadi
Hôm 28/12, quân đội Iraq tuyên bố đã chiếm lại hoàn toàn TP Ramadi, thủ phủ tỉnh Anbar từ tay nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, làm bàn đạp chuẩn bị tái chiếm TP Mosul.
Sabah al-Numani, phát ngôn viên của chiến dịch quân sự trên tuyên bố IS đã bị đánh bại hoàn toàn ở Ramadi. Bước tiếp theo là xóa sổ những tay súng IS còn sót lại trong thành phố.
“Việc chiếm được trung tâm hành chính tức là chúng ta đã đánh bại được chúng ở Ramadi. Bước tiếp theo là phải xóa các cụm kháng cự rải rác trong lòng thành phố”, Sabah al-Numani tuyên bố.
Quân đội Iraq vui mừng sau khi tái chiếm thành phố Ramadi từ tay IS. Ảnh: Reuters
Truyền hình nhà nước Iraq chiếu cảnh binh sĩ, xe bọc thép Humvee và xe tăng tiến qua đường phố giữa đống đổ nát và những ngôi nhà bị sập. Người dân ở các thành phố phía Nam thủ đô Baghdad cũng xuống đường nhảy múa ăn mừng chiến thắng của quân đội ở thủ phủ tỉnh Anbar.
Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi cho biết, Ramadi sẽ được bàn giao cho cảnh sát địa phương và một lực lượng bộ tộc Sunni.
Chính phủ cho biết mục tiêu tiếp sau Ramadi sẽ là thành phố Mosul nằm ở phía bắc, là trung tâm dân số lớn nhất do IS kiểm soát ở cả Iraq và Syria.
Video đang HOT
Đây là chiến thắng lớn đầu tiên của Baghdad sau khi để mất nhiều vùng lãnh thổ vào tay IS từ năm ngoái. Ramadi nằm về phía Tây thủ đô của Iraq, là nơi sinh sống chủ yếu của người Hồi giáo dòng Sunni. Thành phố này rơi vào tay IS hồi tháng 5 vừa qua.
Thắng lợi do công Mỹ và phương Tây?
Các chuyên gia cho rằng chiến thắng bước ngoặt lần này của quân đội Iraq được tạo nên do những nỗ lực không kích IS không ngừng của Mỹ và liên quân do nước này dẫn đầu trong suốt thời gian qua.
Thực tế không thể phủ nhận vai trò của Washington trong các kế hoạch tác chiến của Baghdad. Thời gian qua, Nhà Trắng đã dành nhiều sự ủng hộ cả về tài chính lẫn hỗ trợ đào tạo quân cho Iraq để nước này có sự chuẩn bị đầy đủ nhất trước khi đối đầu với phiến quân IS.
Phát biểu tại hội nghị G7 ở Đức hồi tháng 6, Tổng thống Obama đã tiếp tục khẳng định lập trường này của Washington.
“Mỹ đang cố gắng cải thiện chương trình huấn luyện cho binh sĩ Iraq và khả năng sẽ cho điều động thêm các huấn luyện viên quân sự Mỹ tới đây”, tổng thống Obama nhấn mạnh.
Để cụ thể hóa tuyên bố trên, ngay trong tháng 10 vừa qua, các chuyên gia của Iraq và liên quân do Mỹ đứng đầu đã bắt đầu quá trình đào tạo lực lượng mới để tham gia vào cuộc chiến chống phiến quân IS.
Theo đó, khoảng 250 chiến binh từ quận Karma đã tham gia chương trình đào tạo trong khu trại quân đội Taji, phía bắc Thủ đô Baghdad.
Truyền thông phương Tây cho rằng, chiến thắng bước ngoặt của quân đội Iraq công đầu thuộc về Mỹ và phương Tây. Ảnh Reuters
Tuần trước, quân đội Iraq một lần nữa được Mỹ huấn luyện mở chiến dịch tấn công nhằm đẩy lui IS ra khỏi Ramadi sau nhiều tuần bao vây nơi này.
Thậm chí, để giúp đồng minh có những ưu thế vượt trội so với lực lượng đối lập, phát biểu tại Ủy ban Quân vụ Thượng viện hôm 8/12, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter cho hay Mỹ sẵn sàng hỗ trợ quân đội Iraq những vũ khí hiện đại để chiếm lại thành phố chiến lược Ramadi từ tay phiến quân IS, bao gồm các trực thăng tấn công AH-64 Apache và các cố vấn quân sự.
Cùng với đó, hôm 11/12 vừa qua, Nhà Trắng tiếp tục điều thêm 200 binh lính giúp Iraq tấn công IS ở miền Tây nước này.
Song song với các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ chính quyền Baghdad, bản thân Mỹ và đồng minh cũng tích cực đẩy mạnh các hoạt động quân sự tại đây nhằm vào lực lượng phiến quân IS.
Liên minh quân sự quốc tế do Mỹ dẫn đầu chống IS cho biết trong 2 ngày cuối tuần qua đã tiến hành tổng cộng 28 trận không kích tại Syria và Iraq.
Tuyên bố của Liên minh cho biết, tại Iraq, các máy bay Mỹ đã thực hiện dồn dập 6 đợt không kích ở thành phố Sinijar phá hủy hai đơn vị chiến thuât, nhiều vị trí chiến đấu, hai cây cầu huyết mạch của IS.
Trong khi đó, các chiến đấu cơ của các nước đồng minh cũng tấn công ráo riết các mục tiêu gần thành phố Mosul, Fallujah và Ramadi nơi các lực lượng an ninh trên bộ của Iraq đang giành được những thắng lợi lớn khi chiếm lại được những thành trì cuối cùng từ tay IS tại thành phố Ramadi, thuộc tỉnh miền Tây Anbar.
Rõ ràng, Mỹ và các nước đồng minh đã đóng vai trò quyết định trong chiến thắng bước ngoặt của quân đội Iraq. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa Baghdad và liên quân các nước do Washington là yếu tố hàng đầu tạo nên sự khác biệt trong chiến dịch quân sự này.
Lương Sơn (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Kinh tế Trung Quốc trước bước ngoặt lớn
Trung Quốc đang đứng trước lựa chọn không dễ dàng về chiến lược tăng trưởng kinh tế trong kế hoạch 5 năm 2016-2020 lần thứ 13, đó là sẽ quyết định ưu tiên cho tăng trưởng như những năm qua hay là cải cách.
Tăng trưởng "nóng" thời gian dài đã khiến kinh tế - xã hội Trung Quốc tích tụ nhiều bất ổn
Hội nghị Trung ương 5 khóa 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra từ ngày 26 đến 29-10 tại Thủ đô Bắc Kinh được cho là có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đông dân nhất thế giới này trong tương lai. Hội nghị này sẽ quyết định các chỉ tiêu lớn của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2016-2020, còn gọi là "Kế hoạch 5 năm lần thứ 13".
Việc Hội nghị Trung ương 5 xác định các chỉ tiêu, đặc biệt là chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của kế hoạch phát triển 5 năm tới sẽ quyết định tới chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc trong tương lai. Nếu đặt mục tiêu tăng trưởng tiếp tục cao trên 7% như hơn 20 năm qua, Trung Quốc sẽ phải tiếp tục thực thi các chính sách để phục vụ tốc độ tăng trưởng nóng; song trong trường hợp hạ tăng trưởng xuống dưới mốc 7%, nước này sẽ tập trung vào cải cách nhằm giải quyết các bất ổn cả về kinh tế và xã hội.
Theo đuổi mục tiêu tăng trưởng cao nhằm cứ sau 10 năm lại tăng gấp đôi GDP, Trung Quốc đã dồn mọi nguồn lực cho ưu tiên số 1 là tăng trưởng nhanh nhất có thể. Kinh tế tăng trưởng hơn 7%/năm suốt hơn 20 năm liên tục, trong đó nhiều năm ở mức 8-9%, đã đưa Trung Quốc lần lượt vượt các "ông lớn" như Đức, Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ.
Tuy nhiên, thực thi chính sách ưu tiên tăng trưởng kinh tế nóng trong thời gian dài, Trung Quốc đã tích tụ ngày càng nhiều các nhân tố bất ổn không chỉ với kinh tế mà đáng lo ngại hơn là với xã hội. Điển hình là chênh lệch giàu nghèo, ô nhiễm môi trường gia tăng tới mức có thể gây bùng nổ xã hội hay bong bóng bất động sản, chứng khoán đầy lo ngại...
Những bất ổn về kinh tế - xã hội hiện nay của Trung Quốc đã lớn tới mức không thể không sớm giải quyết và Hội nghị Trung ương 5 chính là nơi sẽ đưa ra quyết sách lớn nhất, quyết định tới sự phát triển của cường quốc đang trỗi dậy này trong tương lai. Song đưa ra quyết định tiếp tục duy trì tăng trưởng nóng hay giảm tăng trưởng để tập trung cải cách nhằm giải quyết các nhân tố bất ổn đều không dễ dàng.
Giới quan sát đưa ra hai "kịch bản" tăng trưởng tại Hội nghị Trung ương 5, theo đó "kịch bản" tăng trưởng thấp dưới 7%/năm, cụ thể là đặt mục tiêu 6,5 - 7%/năm và "kịch bản" tăng trưởng cao hơn 7% mỗi năm. Đặt mục tiêu tăng trưởng thấp 6,5 - 7%, Trung Quốc có điều kiện để san sẻ bớt các nguồn lực nhằm giải quyết các vấn đề nóng bỏng như: ô nhiễm môi trường, chênh lệch giàu nghèo...
Tuy nhiên, theo chiến lược phát triển 10 năm thông qua trước đó, Trung Quốc đã đề ra tăng gấp đôi GDP trong thời gian 2011-2020 nhằm đạt được mục tiêu lớn là đưa Trung Quốc trở thành "xã hội thịnh vượng" vào năm 2020. Nay nếu giảm mục tiêu tăng trưởng trong kế hoạch 5 năm 2016-2020, Trung Quốc có thể không hoàn thành mục tiêu "xã hội thịnh vượng" sau 5 năm nữa.
Việc Trung Quốc chọn ưu tiên tăng trưởng hay cải cách sẽ được sáng tỏ khi Hội nghị Trung ương 5 kết thúc vào ngày 29-10 tới. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng kinh tế nước này sẽ có bước ngoặt lớn bởi mục tiêu tăng trưởng 6,5 - 7% trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 13.
Theo_An ninh thủ đô
Trung Quốc nâng cấp phần mềm chống tham nhũng Trung Quốc đã nâng cấp phần mềm hỗ trợ cho việc phát hiện và cung cấp thông tin về các trường hợp tham nhũng, giúp cho việc tố giác trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn. Đây được coi là một động thái mang tính bước ngoặt trong công cuộc "đả hổ, diệt ruồi". Chu Vĩnh Khang trước vành móng ngựa. (Ảnh:...