Iraq cắt đường tiếp tế cuối cùng của IS đến Ramadi
Lực lượng Iraq vừa cắt đứt tuyến đường tiếp tế cuối cùng của phiến quân IS tới thành phố Ramadi.
Reuters dẫn lời các quan chức Iraq ngày 26/11 cho biết, lực lượng Iraq vừa cắt đứt tuyến đường tiếp tế cuối cùng của phiến quân IS tới thành phố Ramadi sau khi giành lại quyền kiểm soát cây cầu Palestine.
Việc tái chiếm cây cầu Palestine đồng nghĩa rằng lực lượng Iraq đã bao vây thành phố Ramadi. Vào thời điểm nào đó, họ sẽ tiến tới giải phóng thành phố đang bị các chiến binh IS kiểm soát này.
“Chúng tôi kiểm soát hoàn toàn cây cầu này. Chúng tôi đang siết chặt bọn chúng (IS)”, Sabah al-Numani – người phát ngôn lực lượng chống khủng bố của Iraq – cho biết.
Một chiếc xe quân sự của lực lượng an ninh Iraq đỗ ở gần trường Đại học Anbar, tỉnh Anbar, Iraq ngày 28/7/2015.
Được biết, Ramadi – thủ phủ của tỉnh Anbar – đã rơi vào tay tổ chức khủng bố IS từ tháng 5/2015.
Thủ tướng Haider al-Abadi từng cam kết tiến hành một cuộc phản công chớp nhoáng để giành lại thành phố. Tuy nhiên, cuộc tấn công diễn ra trong điều kiện thiếu binh lực, trang thiết bị do chính phủ thiếu tiền cùng nhiều quy định nghiêm ngặt khi liên quân Mỹ tham gia không kích IS, quân đội Iraq và cảnh sát liên bang cũng tham gia vào cuộc chiến trước đó.
Video đang HOT
Một đại tá quân đội thuộc Sư đoàn 9 cho hay, cuộc tấn công tái chiếm cầu Palestine được sự yểm trợ hỏa lực của liên quân Mỹ và đội xử lý chất nổ mở đường.
“Chiến thắng này là rất quan trọng. Nhóm IS không thể vận chuyển vũ khí, lương thực và các thiết bị qua sông Eupharates như trước nữa”, vị đại tá cho biết.
Cuộc tấn công tái chiếm Ramadi sẽ thúc đẩy tinh thần cho lực lượng an ninh Iraq vốn đã suy sụp khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS tự xưng chiếm khoảng 1/3 phần diện tích lãnh thổ Iraq.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Iraq Tahsin Ibrahim xác nhận, nước này đã giành lại cây cầu Palestine và cô lập IS trong thành phố.
Mục tiêu cuối cùng của lực lượng Iraq là phá vỡ vòng vây của IS ở thành phố Mosul. Lực lượng người Kurd gần đây đã tái chiếm thành phố Sinjar, phái tây bắc Iraq, qua đó, cắt đứt một tuyến đường tiếp tế quan trọng giữa Mosul và thành phố Raqqa – nơi được coi là “thủ phủ” của IS tại Syria.
Thiên An (Theo Reuters)
Theo_Kiến Thức
Ý nghĩa chiến lược của việc người Kurd tái chiếm Sinjar
Tái chiếm thị trấn Sinjar, lực lượng Peshmerga của người Kurd đã cắt dứt tuyến đường huyết mạch nối "thủ đô" IS Raqqa với Mosul, thành phố lớn thứ hai ở Iraq.
Tái chiếm thị trấn Sinjar, lực lượng Peshmerga của người Kurd đã cắt dứt tuyến đường huyết mạch nối "thủ đô" IS Raqqa với Mosul, thành phố lớn thứ hai ở Iraq.
Việc dân quân người Kurd tái chiếm thị trấn Sinjar có thể chặn đứng sự luân chuyển quân, vũ khí, dầu lửa và các nguồn lực khác của phiến quân IS giữa các vùng lãnh thổ mà chúng còn chiếm đóng và làm tê liệt cái gọi là Nhà nước Hồi giáo.
Chiến binh người Kurd nã đạn về phía phiến quân IS.
Quốc lộ 47, đi qua rìa phía nam của thị trấn Sinjar, là tuyến đường chính nối liền "thủ đô" Raqqa của Nhà nước Hồi giáo IS ở miền đông Syria với Mosul, thành phố lớn thứ hai ở Iraq. Việc tuyến đường cao tốc huyết mạch này bị cắt đứt có thể buộc phiến quân IS phải sử dụng các tuyến đường khác nhỏ, khó đi hơn. Nếu các chiến binh người Kurd có thể bảo vệ được Sinjar và tiếp tục cắt đứt quốc lộ 47, đây sẽ là một bước ngoặt trong một chiến dịch triệt hạ huyết mạch tài chính của Nhà nước Hồi giáo.
Khoảng 7.500 chiến binh Peshmerga của người Kurd ở Iraq đã tấn công Sinjar từ ba hướng vào sáng 12/11 và đã chiếm được trung tâm thị trấn chiến lược này vào đầu giờ chiều ngày 13/11. Liên minh chống IS do Mỹ cầm đầu cũng đã tiến hành ít nhất 24 vụ không kích yểm trợ và nhắm vào hàng chục vị trí của phiến quân IS ở trong và xung quanh thị trấn Sinjar. Cuộc tấn công qui mô lớn này là một phần chiến dịch của Mỹ và Peshmerga tập trung triệt hạ các nguồn thu của Nhà nước Hồi giáo, đặc biệt là dầu mỏ.
Có tin nói, nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo kiếm được đến 50 triệu USD hàng tháng doanh số bán dầu lửa. Hầu hết số dầu đã được bán trên thị trường chợ đen, với giá thấp hơn nhiều so với mặt bằng giá quốc tế. Chính khoản tiền này cho phép Nhà nước Hồi giáo IS kéo dài thời gian kiểm soát đối với các vùng lãnh thổ rộng lớn ở Iraq và Syria.
Trước đây, các lực lượng IS có thể tự do đi lại giữa các vùng lãnh thổ mà chúng chiếm đóng, nhưng quân đội Iraq, không quân Mỹ và dân quân người Kurd thay đổi điều đó. Việc chiếm giữ các tuyến đường cao tốc có lẽ là trở ngại lớn nhất đối với việc giao lưu hàng hoá và chiến binh IS qua lại giữa Syria và Iraq.
Nhà phân tích Jennifer Cafarella của Viện Nghiên cứu chiến tranh Syria ở Washington cho biết: "Việc cắt đứt tuyến đường giao thông của ISIS nối liền Raqqa với Mosul là một thắng lợi lớn".
Thị trấn Sinjar đã bị rơi vào tay phiến quân IS hồi tháng 8/2014 và nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo đã đàn áp người thiểu số Yazidi vô cùng dã man tàn bạo. Là tín đồ của một tôn giáo có trước Hồi giáo cổ đại, người Yazidi bị Nhà nước Hồi giáo coi là những kẻ dị giáo. Chúng thẳng tay tàn sát nhiều đàn ông Yazidi và bắt hàng trăm phụ nữ trẻ em làm nô lệ tình dục. Hàng chục ngàn người Yazidi đã bỏ chạy lên núi và vị phiến quân IS vây khốn nhiều tháng trời.
Cuộc khủng hoảng nhân đạo này đã khiến Mỹ bắt đầu tung ra các cuộc không kích để hỗ trợ các chiến binh người Kurd giải thoát người Yazidi bị mắc kẹt trong núi. Hiện thời, thị trấn Sinjar có dân cư thưa thớt vì hầu hết cộng đồng Yazidi ở đây đã buộc phải chạy trốn.
Các chiến binh người Kurd là một trong những lực lượng chiến đấu khiến cho phiến quân IS khiếp sợ.
Các chiến binh người Kurd từng giành được một loạt thắng lợi quan trọng trước phiến quân IS trong những tháng gần đây và trở thành một trong những lực lượng chiến đấu khiến cho phiến quân IS khiếp sợ. Cuối tháng 9, các chiến binh Peshmerga của người Kurd đã giành được 10 ngôi làng ở miền bắc Iraq với sự hỗ trợ từ phía quân đội Iraq. Gần đây nhất, một chiến dịch biệt kích hỗn hợp Mỹ-người Kurd đã giải thoát được 70 con tin người sắp bị phiến quân IS đem ra hành quyết.
Thị trấn Sinjar, nằm dưới chân một ngọn núi, là một mục tiêu rất khó tấn công. Trong tháng 12 năm ngoái, dân quân người Kurd đã cố gắng đánh chiếm thị trấn này, nhưng cuối cùng buộc phải rút lui. Trong cuộc tấn công lần này, đám phiến quân IS ở đây khẩn thiết kêu gọi tiếp viện từ phía lãnh thổ Syria, một sĩ quan Peshmerga nói với hãng tin Mỹ Associated Press.
Minh Châu (Theo IBT)
VietBao.vn (Theo_Kiến Thức>>>)
Tận mắt Quân đội Syria hừng hực đổ về Aleppo Sau khi kiểm soát được tuyến đường nối liền phía Tây Aleppo, các lực lượng Quân đội Syria đang ồ ạt kéo về đây với tham vọng giải phóng Aleppo. Truyền thông Cộng hòa Ả Rập Syria hôm 4/11 tuyên bố, lực lượng Quân đội Syriađã tái thiết lập tuyến liên lạc tiếp vận với phía Tây thành phố Aleppo, mà cụ thể...