Iraq cảnh báo ‘chiến tranh’ nếu lính Thổ Nhĩ Kỳ không rút đi
Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi lên tiếng lo ngại về một cuộc “chiến tranh khu vực” nếu Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục duy trì binh lính ở lãnh thổ Iraq, theo Reuters.
Thủ tướng Iraq Haider Al-Abadi cảnh báo về một cuộc chiến tranh, nhằm phản ứng việc Thổ Nhĩ Kỳ đóng quân gần thành phố Mosul phía bắc IraqReuters
Trong tuyên bố phát trên truyền hình ngày 5.10, ông Haider al-Abadi nói: “Chúng tôi đã hơn một lần yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ không can thiệp vào các vấn đề của Iraq, và tôi lo ngại rằng sự liều lĩnh của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ biến thành một cuộc chiến tranh khu vực. Cách ứng xử của lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ là không thể chấp nhận và chúng tôi không muốn lao vào một cuộc đối đầu quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ”.
Trong thời gian gần đây, quan hệ ngoại giao giữa Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ gặp trục trặc khi hai bên triệu tập đại sứ của nhau nhằm làm rõ các biểu hiện quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ.
Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc bỏ phiếu tuần trước đã quyết định mở rộng các hoạt động quân sự tại Iraq và nhắm vào “các tổ chức khủng bố”. Khái niệm này có thể hiểu là chỉ các tay súng người Kurd và tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Video đang HOT
Quốc hội Iraq đáp trả vào ngày 4.10 bằng cách lên án quyết định nêu trên, và kêu gọi 2.000 quân Thổ Nhĩ Kỳ phải rời khỏi Iraq.
IS đang là mục tiêu chung của các nước liên quan, và tổ chức này có khu vực hoạt động nằm ở miền bắc Syria trải dài qua Iraq. Mâu thuẫn chủ yếu giữa Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ nằm ở thành phố Mosul, đặc biệt khi quân đội Iraq và lực lượng do Mỹ hậu thuẫn đang thúc đẩy việc tái chiếm Mosul.
Thổ Nhĩ Kỳ trong khi đó cảnh báo rằng cuộc tấn công của Iraq và Mỹ sẽ đẩy làn sóng người tị nạn sang Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu. Ngoài ra, Ankara cũng lo ngại lực lượng Hồi giáo dòng Shiite ở Baghdad sẽ gây bất ổn cho thành phố Mosul với đa phần người Sunni gần biên giới của họ. Thêm vào đó, người Kurd – vốn là lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ xem là thù địch, lại được phép tham gia tấn công Mosul, càng khiến Ankara không hài lòng.
Các tay súng thuộc Lực lượng Dân quân người Kurd (YPG) là lực lượng cộng tác đánh IS hiệu quả của Mỹ ở Syria và Iraq, nhưng lại bị Thổ Nhĩ Kỳ cho là liên hệ mật thiết với đảng Công nhân người Kurd (PKK), một tổ chức khủng bố trong mắt chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ.
Đáp lại phản ứng của quốc hội Iraq, phía Thổ Nhĩ Kỳ cuối ngày 4.10 đã gọi điện cho Đại sứ Iraq tại Ankara để phàn nàn. Một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ nói: “Chúng tôi tin rằng quyết định này (của Quốc hội Iraq) không phản ánh quan điểm của đa số người dân Iraq, những người trong nhiều năm qua đã được Thổ Nhĩ Kỳ sát cánh để hỗ trợ bằng tất cả những nguồn lực của mình”.
Theo Thanh Niên
Iraq cảnh báo chiến tranh nếu Thổ Nhĩ Kỳ không rút quân
Thủ tướng Iraq hôm qua cảnh báo về nguy cơ xảy ra một cuộc "chiến tranh khu vực" nếu Thổ Nhĩ Kỳ vẫn kiên quyết giữ binh sĩ trên lãnh thổ nước này.
Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi. Ảnh: Reuters
"Chúng tôi đã nhiều hơn một lần yêu cầu phía Thổ Nhĩ Kỳ không can thiệp vào các vấn đề của Iraq và tôi lo ngại chuyến phiêu lưu mà Thổ Nhĩ Kỳ đang theo đuổi có thể biến thành một cuộc chiến tranh khu vực",Reuters dẫn lời Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi tuyên bố trên sóng truyền hình quốc gia. "Hành động của giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ là không thể chấp nhận được và chúng tôi không muốn rơi vào thế đối đầu quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ", ông al-Abadi nhấn mạnh.
Mối quan hệ giữa Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ thời gian gần đây trở nên căng thẳng bởi ảnh hưởng từ cuộc nội chiến Syria cũng như tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ tuần trước bỏ phiếu mở rộng hiện diện quân sự ở Iraq thêm một năm để đối phó với cái họ gọi là "những tổ chức khủng bố".
Quốc hội Iraq tối 4/10 đáp trả bằng cách lên án quyết định trên, đồng thời kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ rút khoảng 2.000 binh sĩ đang đóng quân tại các khu vực phía bắc Iraq về nước.
Ankara cho biết họ điều quân tới Iraq theo lời mời từ ông Masoud Barzani, lãnh đạo chính quyền người Kurd. Hầu hết binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ hiện đóng tại một căn cứ ở Bashiqa, phía bắc Mosul, chủ yếu làm nhiệm vụ huấn luyện các tay súng Peshmerga và chiến binh Sunni.
Phó thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus khẳng định việc điều động này là cần thiết sau khi IS giành quyền kiểm soát Mosul, thành phố lớn thứ hai Iraq, hồi năm 2014.
Chính quyền trung ương Iraq khẳng định chưa bao giờ đưa ra lời mời nào như vậy và coi những binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ là quân chiếm đóng.
Vị trí thị trấn Bashiqa, Iraq. Đồ họa: BBC
Vũ Hoàng
Theo VNE
Đánh bom xe liều chết phía Bắc Baghdad, ít nhất 14 người thiệt mạng Ngày 25/7, một vụ đánh bom xe liều chết đã khiến ít nhất 14 người thiệt mạng, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em tại một thị trấn thuộc Iraq, cảnh sát và các nguồn tin bệnh viện địa phương cho biết. Bản đồ khu vực diễn ra vụ đánh bom liều chết ngày 25/7/2016. Một sĩ quan cảnh sát tại...