Iraq cần nhập khẩu năng lượng của Iran thêm 3 năm
Ngày 29/3, Chủ tịch Quốc hội Iraq bày tỏ hy vọng Mỹ sẽ tiếp tục miễn trừ áp dụng các biện pháp trừng phạt nhằm vào hoạt động trao đổi năng lượng của nước này với Iran vì Baghdad sẽ phải nhập khẩu điện từ quốc gia láng giềng thêm 3 năm.
Cơ sở lọc dầu trên đảo Khark, tỉnh Bushehr (Iran), ngoài khơi vùng Vịnh. Ảnh: AFP/TTXVN
Sau khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, chính quyền Mỹ tìm cách chặn mọi hoạt động xuất khẩu từ Iran nhưng lại 2 lần gia hạn tạm miễn trừng phạt các hoạt động trao đổi năng lượng giữa Iran và Iraq, với lý do việc mất điện trên diện rộng sẽ khiến bất ổn tái diễn tại quốc gia đã chịu nhiều thiệt hại vì chiến tranh này.
Phát biểu tại Viện Hòa bình Mỹ nhân chuyến thăm tới thủ đô Washington, Chủ tịch Quốc hội Iraq Mohammed al-Halbusi bày tỏ hy vọng Mỹ sẽ tiếp tục miễn trừ trừng phạt cho Iran cho tới khi quốc gia này có thể tự lực về kinh tế.
Video đang HOT
Ông cho biết dù có trữ lượng dầu mỏ vô cùng phong phú nhưng hiện nay Iraq vẫn phải nhập khẩu khoảng 30% năng lượng sử dụng từ Iran và cần thêm 3 năm trước khi có thể tự khai thác vốn dầu mỏ của mình. Ông khẳng định, sau 3 năm, Iraq sẽ tự chủ về kinh tế và không cần nhập năng lượng hay điện từ Iran. Ông Halbusi cũng cảnh báo Mỹ về tác động tiêu cực của việc áp dụng những chính sách và biện pháp vội vàng, thiếu tính toán nhằm chống lại các quốc gia trong khu vực.
Trong chuyến thăm, Chủ tịch Quốc hội Iraq cũng đã gặp một số quan chức cấp cao của Mỹ, trong đó có Phó Tổng thống Mike Pence. Trong cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Iraq ngày 27/3, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompe cam kết Mỹ sẽ giúp đỡ vì sự phát triển của quốc gia này.
Hồi tháng 5/2018, Mỹ quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran được ký kết năm 2015 giữa nhóm P5 1 (Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức) và Tehran. Thỏa thuận này cho phép hạn chế chương trình hạt nhân Iran, đổi lại các quốc gia phương Tây dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào quốc gia dầu mỏ này.
Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Trump cho rằng thỏa thuận chưa chặt chẽ, chưa bao gồm chương trình tên lửa đạn đạo và sự can dự của Iran vào tình hình khu vực. Sau khi rút lui, Mỹ tái áp đặt các biện pháp trừng phạt Iran nhằm vào nhiều lĩnh vực trọng yếu như ngân hàng và xuất khẩu dầu mỏ để buộc Tehran quay lại bàn đàm phán.
Lê Ánh (TTXVN)
Theo Tintuc
Mỹ muốn đưa phụ nữ lên mặt trăng
Phó Tổng thống Mike Pence hôm 26-3 công bố mục tiêu đưa người Mỹ trở lại mặt trăng trong vòng 5 năm tới "bằng bất kỳ phương tiện nào cần thiết".
Phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Không gian quốc gia tại TP Huntsville, bang Alabama, ông Pence nhấn mạnh Mỹ đang trong cuộc đua không gian, tương tự những gì xảy ra trong thập niên 1960.
Đáng chú ý, theo Reuters, ông Pence nêu mục tiêu đưa 2 công dân Mỹ - 1 nam và 1 nữ - đặt chân lên mặt trăng. Nếu sứ mệnh này diễn ra, đó sẽ là người phụ nữ đầu tiên đặt chân trên mặt trăng.
Phi hành gia James B. Irwin trên bề mặt mặt trăng hồi năm 1971 Ảnh: NASA
Theo kế hoạch ban đầu, Cơ quan Hàng không và Không gian Mỹ (NASA) sẽ đưa phi hành gia Mỹ trở lại mặt trăng vào năm 2028 sau khi đưa trạm không gian Gateway lên quỹ đạo mặt trăng vào năm 2024. Chương trình này đang bị trì hoãn bởi quá trình phát triển tên lửa đẩy mới, gọi tắt là SLS. Trong bài phát biểu trên, ông Pence dọa sẽ chuyển sang sử dụng các hệ thống phóng thương mại nếu NASA không theo kịp tiến độ mới đặt ra cho kế hoạch tham vọng nói trên, ước tính trị giá hàng chục tỉ USD.
Đáp lại, ông Jim Bridenstine, quản trị viên NASA, cho biết cơ quan ông chấp nhận thách thức được chính quyền ông Donald Trump đưa ra. Tại cuộc điều trần trước một ủy ban của Thượng viện Mỹ gần đây, ông Bridenstine cho biết NASA dự kiến phóng SLS - được thiết kế để mang phi hành gia và hàng hóa ra bên ngoài quỹ đạo trái đất - trong 2 năm tới. Tuy nhiên, sau thông báo trên của ông Pence, ông Bridenstine tin rằng NASA có thể phóng thành công SLS vào năm tới.
Chương trình Apollo của NASA đã tiến hành 6 sứ mệnh đưa con người lên mặt trăng trong giai đoạn 1969-1972. Ngoài Mỹ, đến nay, chỉ mới có Liên Xô và Trung Quốc tiến hành các chuyến hạ cánh "mềm" xuống mặt trăng nhưng đều sử dụng xe robot tự hành. Đáng chú ý là động thái đẩy nhanh kế hoạch đưa người trở lại mặt trăng của Mỹ diễn ra giữa lúc chính quyền ông Trump tìm cách đối phó năng lực vũ khí trên không gian của Nga và Trung Quốc.
Theo Nguoilaodong
Bức tranh đáng lo ngại về trật tự thế giới Những mâu thuẫn, bất đồng giữa các nước lớn và trung tâm chính trị lớn về các vấn đề an ninh hệ trọng và nóng bỏng trên toàn cầu đã phần nào cho thấy bức tranh trật tự thế giới đáng lo ngại hiện nay. Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã chỉ trích từ Trung Quốc, Nga cho tới các đồng minh...