Iran yêu cầu Syria trả 30 tỷ USD: Thực tế hay chiến lược chính trị?
Tuần trước, tuyên bố từ người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Esmaeil Baghaei về khoản nợ của Syria đối với Tehran đã gây xôn xao dư luận ngoại giao.
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Iran Esmaeil Baghaei. Ảnh: MNA
Ông Baghaei tuyên bố: “Chính phủ lâm thời của Syria sẽ tiếp quản mọi nghĩa vụ tài chính của Syria đối với Iran” theo nguyên tắc kế thừa nhà nước, sau khi chính quyền của ông Bashar al Assad sụp đổ.
Điều này làm dấy lên câu hỏi về tương lai mối quan hệ giữa Tehran và chính quyền lâm thời mới tại Damascus.
Cùng với phát biểu về việc mở lại Đại sứ quán Iran tại Syria khi “điều kiện cần thiết được đáp ứng”, giới quan sát đang cố gắng giải mã liệu đây có phải là động thái đòi hỏi tài chính hay chiến lược gây sức ép lên chính quyền mới tại Damascus.
Iran cho biết đã đầu tư đáng kể trong 12 năm qua để hỗ trợ chính phủ ông Assad, với một số quan chức ước tính con số có thể lên tới hơn 30 tỷ USD.
Tuy nhiên, ông Baghaei bác bỏ thông tin này, gọi các con số này là “quá phóng đại”. Yêu cầu bồi hoàn tương tự đã được Iran đưa ra trước đây, đặc biệt vào năm 2020, khi cựu nghị sĩ Heshmatollah Falahatpisheh nhấn mạnh Syria phải hoàn trả các khoản chi từ ngân sách công của Iran trong cuộc chiến.
Một số nhà phân tích nhận định, yêu cầu tài chính này không chỉ là vấn đề đòi nợ mà còn là một công cụ chính trị để gây sức ép lên chính quyền mới tại Syria.
Ông Omair Anas, chuyên gia quan hệ quốc tế tại Đại học Ankara Yildirim Beyazit, cho rằng động thái này có thể là thông điệp không đồng tình với các sự kiện dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền ông Assad.
Trong bối cảnh chính trị bất ổn hiện tại, Tehran có thể chuyển hướng chiến lược bằng cách tìm kiếm hòa giải và hợp tác thay vì nhấn mạnh đòi hỏi tài chính.
Video đang HOT
Theo ông Anas, mối quan hệ song phương không dựa trên lợi ích giáo phái có thể giúp cả Iran và Syria đối mặt với các thách thức chung như tái thiết đất nước và bảo vệ cộng đồng thiểu số.
Tuy nhiên, quan hệ giữa chính quyền lâm thời Syria và Iran dường như không mấy tích cực. Chính quyền mới có thể đưa ra yêu cầu bồi thường ngược lại đối với Tehran vì những thiệt hại do các nhóm vũ trang do Iran hậu thuẫn gây ra. Các chuyên gia cảnh báo điều này có thể dẫn đến các cuộc đối đầu pháp lý nếu các phiên tòa chống lại ông Assad và đồng minh diễn ra.
Trong thập kỷ qua, hỗ trợ tài chính của Iran cho Syria bao gồm viện trợ tiền mặt, cung cấp dầu, hỗ trợ quân sự và đầu tư cơ sở hạ tầng.
Các tài liệu bị rò rỉ tiết lộ rằng từ 2012 đến 2021, Tehran đã cung cấp khoảng 11 tỷ USD dầu cho Syria. Thỏa thuận năm 2019 còn đảm bảo Syria không loại bỏ Iran trong trường hợp ông Assad bị lật đổ. Tuy nhiên, bất chấp các nỗ lực, Tehran vẫn chưa đạt được thỏa thuận cụ thể nào để bảo vệ lợi ích của mình tại Syria.
Từ góc độ pháp lý, yêu cầu bồi hoàn của Iran có thể được coi là hợp lệ dựa trên các giao dịch thương mại song phương. Tuy nhiên, sự thiếu ổn định chính trị và vị thế chưa được công nhận của chính quyền lâm thời Syria trên trường quốc tế khiến yêu cầu này khó có thể thực hiện.
Theo ông Anas, đây có thể chỉ là tuyên bố chính trị tạm thời, nhằm thể hiện sự bất mãn hơn là mục tiêu chính sách dài hạn.
Khi Syria đối mặt với thời kỳ chuyển tiếp đầy bất ổn, liệu Tehran có thể thay đổi chiến lược để củng cố mối quan hệ song phương hay tiếp tục cuộc chơi quyền lực tại Damascus vẫn là một câu hỏi lớn.
Tranh giành ảnh hưởng tại Syria: Thổ Nhĩ Kỳ vượt mặt Iran
Sự sụp đổ đột ngột của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad tại Syria không chỉ khiến đồng minh chủ chốt của ông là Iran rơi vào thế bị động mà còn đưa Thổ Nhĩ Kỳ lên vị trí dẫn đầu trong một Trung Đông đang biến đổi sâu sắc.
Một thành viên của lực lượng đặc nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: iranintl
Tuy nhiên, việc duy trì một chính phủ thân thiện ở Syria, nơi Iran đã thất bại, sẽ là thách thức lớn đối với Ankara khi phải cân nhắc các lợi ích đối kháng từ các cường quốc khác trong khu vực.
Ông Henri J. Barkey, chuyên gia về Trung Đông tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ, nhận định: "Thổ Nhĩ Kỳ là người chiến thắng thực sự ở đây, nhưng thời gian sẽ trả lời. Nếu Tổng thống Erdogan đi quá đà, mọi chuyện có thể đổ vỡ vì Israel và Mỹ sẽ không để điều đó xảy ra".
Thổ Nhĩ Kỳ nổi lên sau biến động tại Syria
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, một nhà lãnh đạo Hồi giáo dòng Sunni, từ lâu đã ủng hộ các cuộc nổi dậy vũ trang chống lại chính quyền của ông Assad do Iran hậu thuẫn. Trong khi đó, Mỹ và Israel dường như chấp nhận sự hiện diện của ông Assad.
Các nhóm nổi dậy Hồi giáo Sunni cực đoan đã tận dụng sự suy yếu của Iran sau 14 tháng giao tranh dữ dội với Israel để giành quyền kiểm soát Damascus từ tay ông Assad. Những nỗ lực hỗ trợ ông Assad của Iran cùng các đồng minh vũ trang đã không thể ngăn cản sự sụp đổ của chính quyền này.
Ông Patrick Clawson, nhà nghiên cứu tại Viện Washington, nhận định: "Sẽ có những ngày khó khăn phía trước cho mối quan hệ giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ không có đủ nguồn lực để chi trả cho những gì Syria cần. Iran trước đó cũng chỉ vừa đủ duy trì sự tồn tại và cuối cùng lực lượng của họ tan rã".
Vai trò của Mỹ và phản ứng quốc tế
Phản ứng của Washington, với tư cách là nhà lãnh đạo trên thực tế của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), nơi Thổ Nhĩ Kỳ thường xuyên có những động thái độc lập, sẽ rất quan trọng.
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump mới đây tuyên bố rằng Thổ Nhĩ Kỳ là "bên quyết định cuối cùng về tương lai của Syria", nhưng cũng nhấn mạnh về sự vươn lên bất ngờ của Ankara. Ông Trump phát biểu: "Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện một cuộc tiếp quản không thân thiện nhưng lại ít đổ máu. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giữ chìa khóa cho Syria".
Về việc này, ông Barkey cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ trước vị thế hiện tại, nhất là khi Tổng thống Erdogan kỳ vọng quan hệ Mỹ-Thổ sẽ được cải thiện sau chiến thắng của ông Trump, người từng ca ngợi ông.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu trong cuộc họp báo ở thành phố Istanbul ngày 21/9/2024. Ảnh: AA/TTXVN
Iran bị đẩy vào thế khó
Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei đã cáo buộc Mỹ, Israel và một quốc gia khác, ám chỉ Thổ Nhĩ Kỳ, âm mưu lật đổ ông Assad. Tuy nhiên, lãnh tụ Khamenei tránh nêu đích danh Thổ Nhĩ Kỳ vì Tehran không đủ khả năng phản ứng mạnh mẽ.
Karman Matin, giáo sư Quan hệ Quốc tế tại Đại học Sussex, nhận định: "Bài phát biểu của ông Khamenei cho thấy sự tuyệt vọng. Những gì ông ấy muốn đạt được nhưng không thể đang ngày càng rõ ràng".
Iran cũng đang đối mặt với mối đe dọa mới khi ông Trump trở lại nắm quyền, cùng với cảm giác bị Thổ Nhĩ Kỳ, láng giềng Hồi giáo, "phản bội." Ahmad Khatami, giáo sĩ cấp cao Iran, cảnh báo rằng Erdogan sẽ "trả giá cho sự phản bội này".
Sự sụp đổ của ông Assad và ảnh hưởng của Iran tại Syria là tin tốt với Israel, nhưng giáo sư Matin cho rằng điều này cũng đi kèm nỗi lo ngại về sự mở rộng của Thổ Nhĩ Kỳ thông qua các nhà lãnh đạo Sunni mới tại Syria.
"Israel có lẽ quan ngại nhiều hơn về tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria", ông Matin nhận xét.
Thổ Nhĩ Kỳ định hình vai trò mới tại Syria
Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang nỗ lực củng cố vai trò chính tại Syria, thay thế Nga và Iran. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan kêu gọi các nước trong khu vực hợp tác cùng xây dựng trật tự mới, đặt lợi ích chung lên trên.
Trong khi đó, Giám đốc tình báo Thổ Nhĩ Kỳ Ibrahim Kalin được cho là đã có cuộc gặp gỡ với các lãnh đạo đối lập tại Damascus và cầu nguyện tại nhà thờ Hồi giáo Umayyad, một biểu tượng lịch sử tại thành phố này.
Vào thời đỉnh điểm của nội chiến Syria một thập kỷ trước, Tổng thống Erdogan từng chỉ trích gay gắt các cuộc tấn công của ông Assad vào dân thường và tuyên bố sẽ một ngày được cầu nguyện tại sân nhà thờ Umayyad.
Với những diễn biến hiện tại, giấc mơ của ông có thể sớm thành hiện thực.
Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc ông Assad tiết lộ bí mật quân sự cho Israel Tờ Hurriyet của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, ông Bashar al-Assad được cho là đã bí mật cung cấp thông tin quân sự nhạy cảm cho Israel để đổi lấy sự an toàn trong hành trình rời khỏi Syria. Ông Bashar al-Assad. Ảnh: IRNA/TTXVN Cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad, người bị lật đổ bởi lực lượng đối lập do nhóm Hayat Tahrir...