Iran xúc tiến đóng tàu khu trục 6.000 tấn có tính năng đặc biệt
Một quan chức quốc phòng Iran cho biết tàu khu trục này sẽ tăng cường năng lực của Hải quân Iran trong các hoạt động dài ngày hơn ở trên biển với những khả năng phòng thủ và tấn công rất đặc biệt.
Tàu chiến của Hải quân Iran tham gia lễ kỷ niệm Ngày Vịnh Persian quốc gia ở eo biển Hormuz, ngày 30/4/2019. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Ngày 4/4, truyền thông Iran dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng nước này cho hay Tehran đang lên kế hoạch bắt đầu đóng tàu khu trục 6.000 tấn trong năm nay và Iran có đủ năng lực để chế tạo tàu ngầm hạt nhân.
Theo kênh truyền hình Press TV, phát biểu trong cuộc trả lời phỏng vấn riêng với hãng thông tấn Mehr, người đứng đầu Tổ chức Công nghiệp Hàng hải thuộc Bộ Quốc phòng Iran, Thiếu tướng hải quân Amir Rastegari cho biết tàu khu trục này sẽ là kiểu tàu ba thân, được trang bị “nhiều tính năng rất đặc biệt.”
Ông Rastegari nêu rõ: “Tàu khu trục này sẽ tăng cường năng lực của Hải quân Iran trong các hoạt động dài ngày hơn ở trên biển với những khả năng phòng thủ và tấn công rất đặc biệt.”
Video đang HOT
Theo ông Rastegari, tàu này có thể “thực hiện các nhiệm vụ trong thời gian ít nhất là 2 tháng mà không cần vào bờ để tiếp liệu.”
Tướng Rastegari bày tỏ hy vọng rằng việc đóng con tàu này sẽ bắt đầu thực hiện ngay trong năm nay.
Ngoài ra, theo ông Rastegari, Iran có thể chế tạo các tàu ngầm hạt nhân.
Ông cho hay các tàu ngầm là khí tài quân sự quan trọng trong các cuộc xung đột hải quân và việc chế tạo tàu ngầm là một lĩnh vực công nghệ tối tân.
Tướng Rastegari khẳng định rằng Tehran có đủ năng lực để chế tạo các tàu ngầm hạt nhân.
Ông cũng nhấn mạnh rằng việc sản xuất các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân không đi ngược lại các cam kết của nước Cộng hòa Hồi giáo đối với thỏa thuận hạt nhân đã ký với các cường quốc thế giới hồi năm 2015./.
Nga - Ấn Độ đạt khung thỏa thuận tham vọng về mua bán dầu thô
Ngày 16/2, hãng thông tấn PTI đưa tin, New Delhi và Moscow đã hoàn thiện khung thỏa thuận đầy tham vọng về việc nhập khẩu dầu thô dài hạn từ khu vực Viễn Đông của Nga vào Ấn Độ để chính thức ký kết tại Hội nghị Thượng đỉnh thường niên giữa hai nước trong năm nay.
Nga - Ấn Độ đạt khung thỏa thuận tham vọng về dầu thô. (Nguồn: Financial Express)
Theo các nguồn tin ngoại giao, thỏa thuận này sẽ giúp Ấn Độ và Nga đạt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương lên 25 tỷ USD từ mức 11 tỷ USD hiện nay.
Theo Phó Đại sứ Nga tại Ấn Độ Roman Babushkin, hai nước đang áp dụng cách tiếp cận "đa chiều" nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực dầu khí theo tinh thần mà Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đạt được tại cuộc gặp hồi tháng 9/2019 ở Vladivostok.
Ông Babushkin cũng cho biết, hai nước gần đây đã ký thỏa thuận mua bán 2 triệu tấn dầu trong năm nay và đang tiếp tục xem xét ký hợp đồng dài hạn trong nhiều năm.
Quan hệ Ấn Độ - Nga chủ yếu được thúc đẩy bởi sự hợp tác chặt chẽ trong các lĩnh vực năng lượng hạt nhân dân sự và quốc phòng, nhưng trong vài năm gần đây, hai bên đã tập trung vào nỗ lực mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực dầu khí. Các công ty dầu khí Ấn Độ đang tích cực xem xét khả năng tham gia vào hoạt động thăm dò ở khu vực Viễn Đông của Nga.
Hơn 80% nhu cầu dầu khí của Ấn Độ phụ thuộc vào nhập khẩu.
Văn Chu
Theo TG&VN
Iran tiếp tục thất bại trong nỗ lực phóng vệ tinh lên quỹ đạo Nỗ lực mới nhất của Iran trong việc đưa vệ tinh lên vũ trụ bất chấp sự phản đối của Mỹ đã kết thúc trong thất bại. Vụ phóng tên lửa mang theo vệ tinh Simorgh. Ảnh: AP "Nó đã được phóng đi thành công và chúng tôi đã đạt được hầu hết các chỉ số của mình ... nhưng vệ tinh 'Zafar'...