Iran xác nhận tiếp cận được số tài sản được Hàn Quốc dỡ bỏ phong tỏa
Ngày 4/12, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani cho biết nước này đã tiếp cận được số tài sản trị giá 6 tỷ USD được Hàn Quốc dỡ bỏ phong tỏa tại các ngân hàng của Qatar và có thể sử dụng số tài sản này để đáp ứng các nhu cầu trong nước.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani phát biểu tại cuộc họp báo ở Tehran. Ảnh: IRNA/TTXVN
Trước đó, hôm 30/11, Hạ viện Mỹ đã thông qua một biện pháp được cả hai đảng nhất trí về việc ngăn Iran tiếp cận khoản tài chính trên. Trong cuộc họp báo hàng tuần ngày 4/12 tại Tehran, ông Kanaani nhấn mạnh, trong khuôn khổ các cam kết quốc tế cũng như những thỏa thuận gián tiếp giữa Mỹ và Iran, Washington có trách nhiệm tôn trọng và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình liên quan đến số tài sản được dỡ bỏ phong tỏa của Iran.
Iran và Mỹ đã đạt được thỏa thuận đưa đến việc trao đổi tù nhân, theo đó mỗi nước trả tự do cho 5 người bị giam giữ hồi tháng 9 vừa qua.
Video đang HOT
Theo một phần của thỏa thuận này, Số tài sản trị giá 6 tỷ USD của Iran tại 2 ngân hàng của Hàn Quốc đã được dỡ bỏ phong tỏa và chuyển vào 6 tài khoản ngân hàng của nước này ở Qatar.
Khoản tiền trên sẽ được sử dụng để mua hàng hóa không nằm trong danh sách bị cấm theo các lệnh trừng phạt đối với Iran. Washington cho biết Iran chỉ có thể sử dụng khoản tiền nêu trên để mua thực phẩm, thuốc chữa bệnh và thiết bị y tế, sau khi trải qua quy trình thẩm định của Bộ Tài chính Mỹ.
Các biện pháp hạn chế của LHQ đối với chương trình tên lửa Iran hết hiệu lực
Ngày 18/10, Iran cho biết các biện pháp hạn chế do Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) áp đặt đối với chương trình tên lửa của nước này theo Nghị quyết 2231 đã hết hiệu lực.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani. Ảnh: IRNA/TTXVN
Nghị quyết 2231 được HĐBA LHQ thông qua năm 2015 nhằm phê chuẩn thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), trong đó Tehran cam kết không tìm kiếm, phát triển hay mua vũ khí hạt nhân để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với nước này.
Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Iran nêu rõ các biện pháp hạn chế, trong đó có phong tỏa tài sản và hạn chế tài chính đối với một số cá nhân và thực thể của Iran, được HĐBA LHQ áp đặt trong nhiều năm trong các lĩnh vực liên quan đến các hoạt động tên lửa đều đã được "chấm dứt vô điều kiện".
Tuyên bố nhấn mạnh bất kỳ hành động nào nhằm áp đặt các biện pháp trừng phạt hoặc hạn chế đối với các hoạt động hợp tác quốc phòng của Tehran đều đi ngược lại Nghị quyết 2231 của HĐBA LHQ.
Trước đó, ngày 17/10, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani đã chỉ trích quyết định mới đây của Hội đồng châu Âu duy trì các biện pháp trừng phạt đối với Tehran. Những biện pháp này lẽ ra được dỡ bỏ vào ngày 18/10 theo JCPOA. Trong một tuyên bố do Bộ Ngoại giao Iran đưa ra, ông Kanaani nhấn mạnh quyết định của Hội đồng châu Âu là "đơn phương, bất hợp pháp và không thể biện minh được về mặt chính trị".
Trong thông báo được đăng trước đó trên trang web của Hội đồng châu Âu, cơ quan này cho biết "quyết định thực hiện các bước cần thiết nhằm duy trì các biện pháp hạn chế đối với Iran theo quy định của Liên minh châu Âu (EU) về không phổ biến vũ khí hạt nhân". Thông báo nêu rõ: "Hội đồng châu Âu đánh giá rằng có lý do chính đáng để không dỡ bỏ các hạn chế vào ngày 18/10 như dự kiến ban đầu theo JCPOA".
Trong diễn biến liên quan, ngày 18/10, Bộ Tài chính Mỹ thông báo nước này đã ban hành các lệnh trừng phạt mới đối với những cá nhân và tổ chức tại Iran vì đã hỗ trợ các chương trình tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái của Tehran.
Iran ký JCPOA với các cường quốc thế giới hồi tháng 7/2015, theo đó Tehran hạn chế chương trình hạt nhân để đổi lấy việc các trừng phạt đối với nước này được dỡ bỏ. Tuy nhiên, Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận trên hồi tháng 5/2018 và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương đối với Iran, khiến Tehran từ bỏ một số cam kết trong JCPOA.
Tiến trình đàm phán khôi phục thỏa thuận trên được khởi động vào tháng 4/2021 tại thủ đô Vienna của Áo. Mặc dù các bên đã tiến hành một số vòng đàm phán, nhưng chưa đạt được đột phá đáng kể nào từ khi kết thúc vòng đàm phán gần đây nhất hồi tháng 8/2022.
Iran, Saudi Arabia kêu gọi Thụy Điển ngăn chặn hành vi báng bổ kinh Koran Ngày 1/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani đã kêu gọi Chính phủ Thụy Điển có hành động thiết thực chống lại những hành vi báng bổ kinh Koran tái diễn ở quốc gia Bắc Âu này. Người dân biểu tình phản đối việc báng bổ kinh Koran, bên ngoài Đại sứ quán Thụy Điển ở Tehran, Iran, ngày 21/7/2023....