Iran xác nhận đàm phán gián tiếp với Mỹ
Ngày 3/6, quyền Ngoại trưởng Iran Ali Bagheri xác nhận nước này đã tham gia các cuộc đàm phán gián tiếp với Mỹ tại Oman.
Quang cảnh bên trong cơ sở làm giàu urani Fordow của Iran ở Qom. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, một số nước phương Tây cùng ngày đã trình lên Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế ( IAEA) dự thảo nghị quyết bày tỏ quan ngại về chương trình hạt nhân của quốc gia Trung Đông này.
Ông Bagheri đưa ra thông tin trên tại một cuộc họp báo nhân chuyến thăm Beirut. Ông Bagheri – từng là nhà đàm phán hàng đầu của Iran về vấn đề hạt nhân – nói thêm rằng các cuộc thảo luận với các nước phương Tây về chương trình hạt nhân của Tehran vẫn diễn ra. Tuy nhiên, ông không tiết lộ thời gian cụ thể của các cuộc đàm phán như vậy.
Hồi tháng 3, tờ Thời báo Tài chính (Financial Times) của Anh đưa tin ông Bagheri đã tham gia các cuộc đàm phán gián tiếp với Mỹ tại Oman hồi đầu năm 2024, trong bối cảnh căng thẳng ở khu vực Trung Đông gia tăng sau khi nổ ra xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas hồi tháng 10 năm ngoái.
Video đang HOT
Cũng trong ngày 3/6, tại cuộc họp Hội đồng thống đốc IAEA, ba nước gồm Anh, Pháp và Đức đã đưa ra một dự thảo nghị quyết, trong đó tiếp tục kêu gọi Iran hợp tác với IAEA về hoạt động giám sát chương trình phát triển hạt nhân của Tehran.
Theo các nguồn tin ngoại giao, dự thảo nghị quyết của 3 nước nói trên kêu gọi Tehran cung cấp những giải thích đáng tin cậy về “dấu vết của urani” được tìm thấy tại 2 địa điểm chưa được khai báo tại Iran và đảo ngược quyết định của nước này về việc hạn chế các cuộc thanh sát. Ngoài ra, tài liệu cũng bày tỏ quan ngại về những thông tin gần đây được đưa ra ở Iran về năng lực hạt nhân của nước này. Dự kiến, IEAE sẽ bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết trên vào cuối tuần.
Tại cuộc họp, Tổng Giám đốc IAEA, ông Rafael Grossi bày tỏ quan ngại về mối quan hệ hợp tác giữa cơ quan này và Iran về việc giám sát hạt nhân đã suy giảm nghiêm trọng trong những năm gần đây. Ông Grossi khẳng định sẵn sàng thảo luận với chính quyền mới của Iran sau cuộc bầu cử Tổng thống ở nước này vào ngày 28/6 tới.
IAEA cho rằng Iran đang làm giàu uranium đến độ tinh khiết 60%. Con số này thấp hơn mức 90% cần thiết để chế tạo vũ khí hạt nhân, song lại cao hơn nhiều so với mức giới hạn 3,67% mà Iran cam kết trong thỏa thuận mà Tehran và Nhóm P5 1 (gồm 5 nước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Anh, Pháp, Mỹ, Nga và Trung Quốc cùng với Đức) ký kết năm 2015.
Hồi tháng 11/2022, IAEA đã thông qua nghị quyết, yêu cầu Iran khẩn trương hợp tác với cơ quan này trong cuộc điều tra về sự tồn tại của urani tại hai địa điểm ở Iran mà cơ quan này cho rằng vẫn “chưa được khai báo”. Về phần mình, Tehran lên án nghị quyết năm 2022, coi đây là hành động mang tính chính trị và không mang tính xây dựng. Iran luôn khẳng định nước này hoàn toàn minh bạch trong vấn đề hạt nhân, đồng thời cho biết các hoạt động hạt nhân của mình đều phục vụ mục đích hòa bình và phù hợp với các quy tắc, quy định quốc tế về an toàn hạt nhân theo thỏa thuận với IAEA.
Iran đã ký thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động toàn diện chung ( JCPOA) với nhóm P5 1. Theo thỏa thuận, Iran hạn chế chương trình hạt nhân để đổi lấy việc các nước phương Tây dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với nước này. Tuy nhiên, Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận này vào tháng 5/2018 và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương đối với Iran, khiến Tehran từ bỏ một số cam kết hạt nhân theo thỏa thuận. Các cuộc đàm phán về việc khôi phục JCPOA được bắt đầu vào tháng 4/2021 tại thủ đô Vienna của Áo. Đàm phán đã diễn ra nhiều vòng nhưng không đạt được đột phá đáng kể nào kể từ khi vòng đàm phán gần đây nhất kết thúc vào tháng 8/2022.
Iran: Việc giảm tốc chương trình làm giàu uranium phụ thuộc vào Mỹ
Phó Tổng thống kiêm Giám đốc chương trình hạt nhân Iran Mohammad Eslami ngày 25/7 cho biết việc giảm tốc chương trình làm giàu uranium của nước này tùy thuộc vào các đề xuất của Mỹ nhằm khôi phục lại thỏa thuận hạt nhân vốn đang bị đình trệ.
Bên cạnh đó, Iran cũng muốn tái khởi động lại hợp tác an toàn hạt nhân với với Nhật Bản.
Kỹ thuật viên Iran kiểm tra các thiết bị tại cơ sở làm giàu urani Isfahan ở cách thủ đô Tehran 420 km về phía nam. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Vào năm 2015, Iran và nhóm P5 1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga cộng thêm Đức) đã đạt được thỏa thuận với tên gọi Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA).
Theo đó, Iran đồng ý hạn chế các hoạt động hạt nhân của mình để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump lên nắm quyền năm 2017 đã phản đối và rút khỏi thỏa thuận này vào năm 2018, khiến Iran cũng giảm các cam kết của nước này trong thỏa thuận.
Ông Eslami cho biết Iran cam kết tuân thủ thỏa thuận hạt nhân năm 2015 nhưng không muốn thực hiện một cách đơn phương. Nếu Mỹ và các bên khác tuân thủ các cam kết của họ theo thỏa thuận, Tehran sẽ hạ cấp độ làm giàu uranium. Ông Eslami đưa ra khẳng định trên và không giải thích thêm.
Bên cạnh đó, ông Eslami cũng cho biết Iran đang có nhiều cơ hội hợp tác hạt nhân chung với Nhật Bản và nhấn mạnh Tokyo có thể hưởng lợi từ ngành công nghiệp hạt nhân hoàn thiện và đáng tin cậy của Iran.
Theo ông Eslami, Iran có kế hoạch xây dựng 6 nhà máy điện hạt nhân mới và sẵn sàng hợp tác với Nhật Bản trong các dự án này nếu phía Nhật Bản có thiện chí.
Nhật Bản trước đây đã đào tạo các nhà khoa học Iran trong một chương trình nhằm phát triển an toàn hạt nhân. Tuy nhiên, chương trình này đã bị dừng lại sau khi Mỹ đặt lệnh trừng phạt đối với Iran vì chương trình phát triển hạt nhân của nước này.
Sau khi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) thông qua nghị quyết chống lại Iran vào tháng 11 năm ngoái, Tehran đã tuyên bố tăng độ tinh khiết làm giàu uranium lên 60%. Việc Iran làm giàu uranium đến độ tinh khiết 60% vẫn thấp hơn mức 90% cần để sản xuất vũ khí, song lại cao hơn nhiều so với mức giới hạn 3,67% mà nước này đã cam kết trong JCPOA.
Động thái trên đã khiến Mỹ và các nước phương Tây bày tỏ quan ngại. Tuy nhiên, Iran vẫn khẳng định nước này không có tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân và các hoạt động liên quan đến hạt nhân của họ chỉ nhằm phục vụ mục đích hòa bình.
Các nước Phương Tây quan ngại về chương trình phát triển hạt nhân của Iran Ngày 28/12, Mỹ cùng Anh, Pháp và Đức đã bày tỏ quan ngại trước việc Iran đang tăng lượng urani làm giàu ở mức 60% sau vài tháng chững lại, căn cứ vào báo cáo do Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) công bố mới đây. Các máy ly tâm tại cơ sở hạt nhân Natanz, Iran. Ảnh tư liệu:...