Iran và Syria kêu gọi phương Tây tuân thủ các nghị quyết của HĐBA LHQ về Syria
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif và người đồng cấp Syria Faisal Mekdad ngày 26/2 lên tiếng kêu gọi các nước phương Tây tuân thủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) về Syria.
Máy bay chiến đấu của quân đội Mỹ. Ảnh: ABC/TTXVN
Đây là phản ứng của hai nước này vài giờ sau vụ không kích rạng sáng cùng ngày của Mỹ vào miền Đông Syria “nhằm vào các cơ sở mà Lầu Năm Góc cho là do Iran hậu thuẫn ở Đông Syria… để đáp trả các vụ tấn công gần đây chống lại quân nhân Mỹ và liên quân tại Iraq, cũng như các mối đe dọa nhằm vào các lực lượng này”. Cuộc không kích này đã làm 17 người thiệt mạng.
Trang mạng Dolat.ir của Chính phủ Iran cho biết: “Hai bên đã nhấn mạnh rằng các nước phương Tây cần tuân thủ các nghị quyết của HĐBA LHQ về Syria”.
Trong số các nghị quyết của HĐBA về Syria, đáng chú ý có Nghị quyết 2118 (thông qua ngày 27/9/2013) không cho phép bất kỳ biện pháp trừng phạt hoặc can thiệp quân sự vào Syria, và Nghị quyết 2254 (thông qua ngày 19/12/2015) mở đầu cho tiến trình hòa bình tại Syria, trong đó hai cường quốc Mỹ và Nga đều đồng ý chấm dứt cuộc chiến kéo dài tại Syria.
Video đang HOT
Nga và Trung Quốc cũng đã chỉ trích cuộc không kích của Mỹ vào Syria là vi phạm luật pháp quốc tế, kêu gọi tất cả các bên liên quan tôn trọng chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Syria, đồng thời tránh làm phức tạp thêm tình hình ở quốc gia Trung Đông này.
Biden 'dằn mặt' Iran trong lệnh không kích đầu tiên
Mỹ muốn thể hiện thái độ cứng rắn với Iran, nhưng tránh gây leo thang căng thẳng khi không kích dân quân thân Tehran tại Syria.
"Theo chỉ thị của Tổng thống Joe Biden, quân đội Mỹ đã không kích cơ sở hạ tầng của những nhóm dân quân do Iran hậu thuẫn ở miền đông Syria. Hoạt động nhằm đáp trả những vụ tấn công gần đây nhằm vào lực lượng Mỹ và đồng minh tại Iraq", Lầu Năm Góc cho biết trong thông cáo tối 25/2.
Đây là động thái trả đũa đầu tiên của Washington sau hàng loạt cuộc tấn công bằng rocket nhằm vào các cơ sở ngoại giao và quân sự Mỹ tại Iraq, cũng là lần đầu tiên Tổng thống Biden ra lệnh tung đòn không kích kể từ khi lên nắm quyền.
Cuộc không kích đã phá hủy nhiều cơ sở nằm tại một điểm kiểm soát biên giới thuộc quyền kiểm soát của nhóm dân quân Kataib Hezbollah và Kataib Sayyid al-Shuhada.
Tiêm kích F-15E Mỹ tuần tra tại Trung Đông hồi đầu tháng 2. Ảnh: USAF .
Quân đội Mỹ cho biết cuộc không kích được tiến hành kết hợp với những biện pháp ngoại giao, bao gồm tham vấn với các đồng minh tại khu vực. "Chiến dịch đã phát đi thông điệp rõ ràng rằng Tổng thống Biden sẽ hành động để bảo vệ nhân lực của Mỹ và đồng minh. Chúng tôi cũng hành động theo phương án nhằm giảm căng thẳng chung tại đông Syria và Iraq", thông cáo có đoạn viết.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin khẳng định mục tiêu không kích là cơ sở của các nhóm dân quân đã tập kích lực lượng Mỹ và đồng minh tại Iraq. "Chúng tôi biết mình đánh vào đâu", ông nói và thêm rằng Lầu Năm Góc đã đề xuất phương án tấn công.
Quan chức Mỹ giấu tên cho biết các tiêm kích F-15 của không quân đã thực hiện cuộc tấn công. Nhiều khả năng đây là phi đội chiến đấu cơ đa năng F-15E đóng quân tại Jordan, vốn được huy động cho các đòn tấn công trả đũa quy mô nhỏ tại Trung Đông trong những năm gần đây.
"Mục tiêu nằm ở khu vực biên giới Syria - Iraq, tại cửa ngõ chủ chốt thường được các tay súng Iran dùng để tiến vào Iraq. Quân đội Nga kiểm soát không phận tại đó", phóng viên Jennifer Griffin của Fox News dẫn lời quan chức giấu tên cho hay.
Không có dấu hiệu nào cho thấy Mỹ đã thông báo với Nga về cuộc không kích tối 25/2 qua đường dây nóng giải tỏa căng thẳng tại Syria.
"Vụ không kích được căn thời gian để phá hủy cơ sở hạ tầng như trung tâm chỉ huy và nhà kho hậu cần, thay vì gây thương vong. Đây là phát đạn dằn mặt nhằm vào Iran và các lực lượng ủy nhiệm trong khu vực. Hai tòa nhà đã phát nổ và bốc cháy", quan chức giấu tên tiết lộ.
Các hệ thống định vị dân sự ghi nhận sự xuất hiện của một máy bay chuyển tiếp liên lạc chiến trường E-11A BACN tại vùng trời miền đông Syria trước thời điểm không kích. Một máy bay tiếp dầu KC-10A Extender cũng được triển khai trong khu vực.
Vị trí Al Bukamal, một trong những địa điểm có thể bị Mỹ không kích tối 25/2. Ảnh: Google Maps .
"Những thông tin đã được công bố về hoạt động lên kế hoạch và tiến hành không kích là rất đáng chú ý. Chính quyền Biden muốn trả đũa những kẻ tấn công căn cứ Erbil và phát thông điệp đến Iran, nhưng thực hiện theo cách trái ngược cựu tổng thống Donald Trump", chuyên gia quân sự Joseph Trevithick nhận xét.
Trump thường không thông báo với đồng minh và đối tác khi ra lệnh không kích các mục tiêu ở Syria. "Việc công khai thông báo tham vấn với đồng minh và đối tác dường như là cách nhấn mạnh sự khác biệt với chính sách đối ngoại của chính quyền tiền nhiệm", Trevithick nói.
Chưa thể dự đoán phản ứng của Iran và các nhóm dân quân tại Trung Đông với đòn không kích của Mỹ. "Dù vậy, hành động của Washington thể hiện rõ ràng chính quyền Biden sẵn sàng dùng sức mạnh quân sự đối phó với những nhóm vũ trang trong khu vực nếu tình hình cho phép", Trevithick cho hay.
Bất kể tranh cãi ngoại giao, Iran vẫn tự tin về khả năng Mỹ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Về khả năng Mỹ dỡ bở các biện pháp trừng phạt, Iran dự đoán rằng các sáng kiến ngoại giao sẽ dẫn đến một kết quả thuận lợi. Về khả năng Mỹ dỡ bở các biện pháp trừng phạt, Iran dự đoán rằng các sáng kiến ngoại giao sẽ dẫn đến một kết quả thuận lợi. Trong ảnh: Cờ Iran trước trụ sở...