Iran và Nga tính thành lập tổ chức khí đốt toàn cầu tương tự mô hình OPEC
Nga và Iran đang thực hiện kế hoạch lâu dài là trở thành những bên tham gia cốt lõi trong một tổ chức toàn cầu của các nhà cung cấp khí đốt, tương tự mô hình OPEC dành cho các nhà xuất khẩu dầu.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) gặp người đồng cấp Iran Ebrahim Raisi trong chuyến thăm Tehran. Ảnh: AP
Theo trang oilprice.com ngày 23/8, điều đó được thể hiện qua biên bản ghi nhớ trị giá 40 tỷ USD được ký kết vào tháng trước giữa tập đoàn Nga Gazprom và Công ty Dầu mỏ Quốc gia Iran (NIOC).
Với nền tảng là Diễn đàn các nước xuất khẩu vùng Vịnh (GECF) hiện tại, tổ chức “OPEC khí đốt” này sẽ giúp các bên điều phối tỷ lệ trữ lượng khí đốt của thế giới và kiểm soát giá khí đốt trong những năm tới.
Nga và Iran lần lượt chiếm vị trí số một và số hai về trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới. Nga có trữ lượng gần 48.000 tỷ mét khối và Iran có trữ lượng gần 34.000 tỷ mét khối. Nhờ đó, hai quốc gia này có điều kiện lý tưởng để hiện thực hóa kế hoạch “OPEC khí đốt”.
Liên minh Nga – Iran muốn kiểm soát càng nhiều càng tốt hai yếu tố quan trọng trong chuỗi cung cấp toàn cầu: khí đốt được vận chuyển trên đất liền thông qua đường ống và khí đốt được vận chuyển bằng đường biển dưới dạng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).
Sau lễ ký kết của Gazprom và NIOC tại Tehran, ông Hamid Hosseini, Chủ tịch Liên minh các nhà xuất khẩu dầu, khí đốt và hóa dầu Iran tuyên bố: “Giờ đây, Nga đã nhận ra rằng tình hình tiêu thụ khí đốt trên thế giới sẽ tăng lên và xu hướng tiêu thụ LNG cũng tăng lên. Do đó, riêng Nga thì không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của thế giới và không còn chỗ để Nga và Iran cạnh tranh về khí đốt. Người chiến thắng trong xung đột giữa Nga và Ukraine là Mỹ và nước này sẽ chiếm thị trường châu Âu. Vì vậy nếu Iran và Nga có thể giảm bớt ảnh hưởng của Mỹ trên thị trường dầu khí và các sản phẩm từ dầu bằng cách hợp tác với nhau, điều này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia”.
Video đang HOT
Biên bản ghi nhớ giữa Gazprom và NIOC có bốn yếu tố chính hướng tới việc xây dựng “OPEC khí đốt”. Một yếu tố là Gazprom đã cam kết hỗ trợ toàn diện cho NIOC trong phát triển các mỏ khí đốt Kish và North Pars trị giá 10 tỷ USD với mục tiêu là hai mỏ sản xuất hơn 10 triệu mét khối khí đốt mỗi ngày.
Yếu tố thứ hai là Gazprom cũng sẽ hỗ trợ toàn diện một dự án trị giá 15 tỷ USD nhằm tăng cường mỏ khí đốt South Pars siêu lớn trên lãnh hải giữa Iran và Qatar.
Yếu tố thứ ba là Gazprom sẽ hỗ trợ toàn diện để hoàn thành các dự án khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và xây dựng các đường ống xuất khẩu khí đốt.
Yếu tố thứ tư là Nga sẽ xem xét tất cả các cơ hội để khuyến khích các nước sản xuất khí đốt lớn khác ở Trung Đông tham gia “OPEC khí đốt”.
Theo một nguồn tin cấp cao phối hợp với Bộ Dầu mỏ Iran, khí đốt được nhiều người coi là sản phẩm tối ưu trong quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo. Vì vậy, kiểm soát càng nhiều khí đốt toàn cầu sẽ là chìa khóa để kiểm soát nguồn điện sản xuất từ khí đốt trong vòng 10 đến 20 năm tới, tương tự như việc Nga có vai trò quan trọng ở châu Âu khi cung cấp khí đốt cho châu lục này.
Để xây dựng “OPEC khí đốt”, liên minh Nga – Iran sẽ tập trung thu hút sự ủng hộ công khai hoặc bí mật từ các nhà sản xuất lớn khác ở Trung Đông, những nước chưa quyết định nghiêng về trục Nga – Iran – Trung Quốc hay trục Mỹ – châu Âu – Nhật Bản.
Với trữ lượng khí đốt lớn thứ ba thế giới (24.000 tỷ mét khối khí) và là nhà cung cấp LNG hàng đầu, Qatar từ lâu đã được Nga và Iran coi là ứng cử viên hàng đầu cho tổ chức kiểu “OPEC khí đốt”. Nhất là khi Qatar có chung nguồn cung cấp khí đốt với Iran ở khu vực rộng 9.700 km2 chứa ít nhất 51.000 tỷ mét khối khí và 50 tỷ thùng khí ngưng tụ tự nhiên. Iran độc quyền đối với 3.700 km2 khu vực này ở mỏ South Pars (chứa khoảng 14.000 tỷ mét khối khí), còn mỏ North Field của Qatar rộng 6.000 km2 còn lại và có 37.000 tỷ mét khối khí.
Qatar và Iran đã ký thỏa thuận hợp tác mới vào năm 2017 về khu vực khai thác khí đốt chung nói trên. Kể từ đó, Qatar đã công khai cố gắng tránh xa cả hai khối quyền lực địa chính trị lớn nói trên.
Một mặt, Nga và Iran mong muốn quan hệ Qatar – Iran tốt đẹp. Mặt khác, Nga và Iran cũng nhận thấy Qatar có một điểm dễ bị tổn thương và dễ bị khai thác trong quá trình hình thành “OPEC khí đốt”. Đó là Qatar có quan hệ xấu với Saudi Arabia.
Cùng với nhau, Nga, Iran và Qatar chiếm gần 60% trữ lượng khí đốt của thế giới và họ là ba quốc gia đóng vai trò quan trọng trong thành lập GECF. Đây là tổ chức có 11 thành viên kiểm soát hơn 71% trữ lượng khí đốt toàn cầu, 53% đường ống dẫn khí đốt và 57% LNG xuất khẩu.
Các thành viên GECF đã có các tuyên bố về kế hoạch tăng cường chiều sâu hợp tác để có thể có vai trò mạnh mẽ trên thị trường khí đốt như OPEC đã từng có.
Từ tháng 10/2008, các nhân vật cấp cao của Nga, Iran và Qatar đã gặp nhau tại Tehran để thảo luận về hợp tác ba bên và khả năng hình thành nhóm kiểu như OPEC. Lý do quan trọng khiến ý tưởng này chưa được thực hiện đầy đủ là do Qatar không sẵn sàng liên kết chặt chẽ với liên minh Nga – Iran. Điều đó có nghĩa là Nga và Iran vẫn chưa thể kiểm soát nguồn cung khí đốt – LNG.
Mỹ tuyên bố sẵn sàng ký thỏa thuận để khôi phục JCPOA với Iran
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 8/8 cho biết Mỹ sẵn sàng "nhanh chóng ký kết một thỏa thuận" để khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, có tên gọi Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), trên cơ sở các đề xuất do Liên minh châu Âu (EU) đưa ra.
Quan chức trên cho biết thêm Iran đã nhiều lần nói rằng họ chuẩn bị cho việc quay trở lại thực hiện thỏa thuận hạt nhân và Mỹ sẽ theo sát các động thái của Tehran.
Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian tại cuộc họp báo ở Tehran, Iran. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian ngày 8/8 cho rằng nếu các bên tham gia đàm phán ở Vienna (Áo), đặc biệt là Mỹ, hành động thực tế và tránh áp dụng những cách tiếp cận không mang tính xây dựng sẽ mở ra con đường dẫn đến khôi phục JCPOA.
Ngoại trưởng Iran đưa ra tuyên bố trên trong cuộc điện đàm với Đại diện cấp cao EU về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell sau khi kết thúc vòng đàm phán mới nhất tại Vienna. Theo quan chức ngoại giao của Iran, phái đoàn nước này đã tham gia đàm phán với tinh thần thực sự mong muốn đạt được một thỏa thuận và đưa ra những ý tưởng mang tính xây dựng để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng. Iran cũng đã thông báo cho Điều phối viên EU về các cuộc đàm phán hạt nhân tại Vienna, Enrique Mora, về quan điểm của Tehran và đang cân nhắc những đề xuất của ông.
Theo Ngoại trưởng Hossein Amir-Abdollahian, tất cả các bên đều thể hiện quyết tâm và mong muốn đạt được một văn bản cuối cùng của dự thảo thỏa thuận. Tuy nhiên, thỏa thuận cuối cùng cần phải đáp ứng các quyền và lợi ích của người dân Iran cũng như bảo đảm việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt nhằm vào Tehran.
Trước đó, cùng ngày 8/8, một quan chức giấu tên của EU cho biết EU đã đưa ra văn bản cuối cùng tại các cuộc đàm phán nhằm cứu vãn JCPOA. Phát biểu với báo giới, quan chức này nêu rõ các bên đã làm việc trong 4 ngày và văn bản hiện đã được đưa ra thương lượng. Theo quan chức này, đàm phán đã kết thúc, đây là văn bản cuối cùng và sẽ không được đàm phán lại. Quan chức EU nhấn mạnh giờ đây quyết định thuộc về các nước, đồng thời bày tỏ hy vọng nội dung văn bản sẽ được chấp thuận trong vài tuần tới.
Báo "The National News" của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ngày 8/8 dẫn các nguồn tin châu Âu cho biết Mỹ và Iran chỉ còn vài tuần để quyết định liệu họ có muốn khôi phục JCPOA hay không.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông - Bắc Phi, giới ngoại giao EU cho hay các phái đoàn đã kết thúc hơn 15 tháng đàm phán tại Vienna vào ngày 8/8 với một dự thảo thỏa thuận cần có sự chấp thuận của Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Iran Ebrahim Raisi. Theo các nhà ngoại giao châu Âu, ông Josep Borrell sẽ gửi thông báo tới các nhà lãnh đạo Mỹ và Iran rằng họ chỉ còn một vài tuần để lựa chọn có nên tham gia lại JCPOA hay không. Đặc phái viên Mỹ về Iran Robert Malley và nhà đàm phán hàng đầu của Iran dự kiến sẽ trở về nước trong ngày 9/8 để tham vấn.
Pháp nhận định vẫn có khả năng khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 23/7 đã khẳng định với người đồng cấp Iran Ebrahim Raisi rằng việc hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 là "vẫn có khả năng" nhưng cần diễn ra "sớm nhất có thể". Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại Hội nghị Đại dương LHQ ở Lisbon, Bồ Đào Nha ngày 30/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Khắc phục hậu quả động đất Myanmar chưa hết khó khăn

Rơi trực thăng chữa cháy rừng ở Hàn Quốc, phi công thiệt mạng

Chính sách thuế quan của Tổng thống Trump đe dọa ngành sản xuất vũ khí Hoa Kỳ

Chung tay chăm lo sức khoẻ, đời sống cho người lao động ở Đông Bắc Campuchia

Hàn Quốc có thể sửa đổi Hiến pháp

Không phát hiện thêm dấu hiệu của sự sống tại tòa nhà bị sập do động đất ở Bangkok

Bí quyết trở thành 'thiên đường' sạch đẹp của một thành phố Ấn Độ

'Chảo lửa' thương chiến Mỹ - Trung

Quê nhà ông Zelensky bị không kích, ít nhất 19 người chết

Trung Quốc phóng thử nghiệm 16 tên lửa đạn đạo

Tiền rial của Iran mất giá kỷ lục so với USD giữa căng thẳng Tehran-Washington

Manila phản ứng vụ Trung Quốc bắt 3 công dân Philippines bị nghi làm gián điệp
Có thể bạn quan tâm

Một tựa game bất ngờ mở cửa miễn phí trên Steam, người chơi nên nhanh tay trải nghiệm
Mọt game
08:06:11 07/04/2025
Địa Đạo: Ngôn ngữ điện ảnh đích thực đã trở lại với phim Việt!
Hậu trường phim
08:01:32 07/04/2025
Sao Việt 7/4: Con gái Quyền Linh khoe sắc trong trẻo, Mai Ngọc mang bầu con trai
Sao việt
07:54:11 07/04/2025
Thêm một nữ coser Việt cộng đồng mạng mê mẩn vì nhan sắc lung linh
Cosplay
07:42:45 07/04/2025
Những bộ phim kinh điển về Giải phóng miền Nam đáng xem dịp này
Phim việt
07:11:40 07/04/2025
Cách lựa chọn sản phẩm và tẩy da chết cho da dầu
Làm đẹp
07:06:10 07/04/2025
Thẩm phán đã nói gì trong phiên điều trần đầu tiên về vụ Ador kiện NewJeans?
Sao châu á
07:03:23 07/04/2025
Cha mẹ làm gì để con an toàn khi đi lễ hội?
Sức khỏe
07:02:46 07/04/2025
Cân nhắc việc bỏ án tử hình với tội tham ô và nhận hối lộ
Tin nổi bật
06:58:49 07/04/2025
Anh trai vượt ngàn chông gai tiếp tục tổ chức 2 đêm concert
Nhạc việt
06:58:14 07/04/2025