Iran và IAEA gia hạn thỏa thuận giám sát hạt nhân
Ngày 24/5, Iran và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã nhất trí gia hạn 1 tháng thỏa thuận giám sát các cơ sở hạt nhân của nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Khách sạn ở thủ đô Vienna của Áo, nơi Iran và các cường quốc đàm phán cứu vãn thỏa thuận hạt nhân 2015. Ảnh: cnbc
Thỏa thuận giữa Iran và IAEA, cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc (LHQ), nhằm tạo điều kiện có thêm thời gian cho các cuộc đàm phán để cứu vãn thỏa thuận hạt nhân lịch sử năm 2015.
Các cuộc thảo luận vào phút chót cho thấy “cánh cửa hẹp” để Mỹ và các cường quốc khác đạt được các điều tiện với Tehran, do Iran thể hiện một lập trường cứng rắn với cộng đồng quốc tế liên quan tới chương trình hạt nhân của nước này. Iran sẵn sàng làm giàu và tăng qui mô kho nhiên liệu urani ở mức cao hơn nhiều ngưỡng cho phép trong thỏa thuận hạt nhân 2015, với tên chính thức là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Vienna ngày 24/5, Tổng giám đốc IAEA Rafael Mariano Grossi cho biết quyết định trên đạt được sau cuộc thảo luận với Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Iran Ali Akbar Salehi. Cùng thời điểm, Đại sứ Iran tại IAEA Kazem Gharibabadi đã đăng tải thông tin tương tự trên trang mạng xã hội Twitter.
Video đang HOT
Đại sứ Gharibabadi nêu rõ: “Ngày 24/5, Tổng giám đốc IAEA đã được thông báo về quyết định của Iran… Dữ liệu thu thập trong 3 tháng qua vẫn thuộc quyền sở hữu của Iran và sẽ không được chuyển cho IAEA. Theo thỏa thuận, dữ liệu của tháng sau cũng sẽ chỉ thuộc về Iran”.
Theo thỏa thuận được gọi là “Nghị định thư Bổ sung” với Iran, IAEA thu thập và phân tích hình ảnh từ hàng loạt máy camera giám sát lắp đặt tại các cơ sở hạt nhân của nước Cộng hòa Hồi giáo. Số camera này giúp IAEA giám sát xem liệu chương trình hạt nhân của Iran có tuân thủ thỏa thuận JCPOA hay không.
Quốc hội Iran hồi tháng 12/2020 đã thông qua một dự luật đình chỉ hoạt động giám sát hạt nhân của LHQ tại nước này, nếu các nước châu Âu trong JCPOA không nới lỏng các lệnh trừng phạt ngành ngân hàng và dầu mỏ của Iran trước tháng 2/2021. IAEA thời điểm đó sẽ ký một thỏa thuận với Iran để Tehran tự lưu giữ các hình ảnh giám sát. Iran dọa sẽ xóa những dữ liệu này nếu các bên không được được một thỏa thuận bổ sung.
Chủ tịch Quốc hội Iran Mohammad Baqer Qalibaf ngày 23/5 thông báo thỏa thuận giữa Tehran và IAEA về việc giám sát chương trình hạt nhân của Iran đã hết hiệu lực từ ngày 22/5. Hãng thông tấn bán chính thức Fars của Iran dẫn lời ông Qalibaf tuyên bố, từ ngày 22/5, với việc chấm dứt thỏa thuận này, IAEA sẽ không được truy cập những dữ liệu mà máy quay ghi lại bên trong các cơ sở hạt nhân Iran theo đúng thỏa thuận.
Toàn cảnh cuộc đàm phán giữa đại diện Nga, Trung Quốc, Đức, Pháp, Anh và Iran về thỏa thuận hạt nhân Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) tại Vienna, Áo. Ảnh: IRNA/TTXVN
Trong khi đó, phát biểu tại một cuộc họp ở Tehran ngày 23/5, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán về việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 cho đến khi đạt được thỏa thuận cuối cùng.
Tổng thống Rouhani cho biết thêm, sau khi xem xét, đánh giá vòng đàm phán gần đây ở thủ đô Vienna của Áo, Mỹ đã bày tỏ sẵn sàng dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Iran theo thỏa thuận JCPOA. Nhà lãnh đạo Iran thông báo các bên tham gia đàm phán đã đồng ý rằng mọi lệnh trừng phạt chủ chốt đối với Iran sẽ được dỡ bỏ.
Năm 2018, Mỹ đã rút khỏi JCPOA, đồng thời khôi phục các lệnh trừng phạt kinh tế Iran. Tehran sau đó đã đáp trả bằng các biện pháp hạt nhân mà nước này được quyền thực hiện theo JCPOA. Các cuộc đàm phán hiện nay nhằm thảo luận khả năng khôi phục thỏa thuận hạt nhân cũng như khả năng Mỹ trở lại thỏa thuận quan trọng này.
Iran tuyên bố thỏa thuận giám sát hạt nhân với IAEA đã hết hiệu lực
Ngày 23/5, Chủ tịch Quốc hội Iran Mohammad Baqer Qalibaf cho biết thỏa thuận giữa Tehran và Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) về việc giám sát chương trình hạt nhân của Iran đã hết hiệu lực từ ngày 22/5.
Bên trong cơ sơ hạt nhân Natanz ở miền Trung Iran. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng thông tấn bán chính thức Fars của Iran dẫn lời ông Mohammad Baqer Qalibaf khẳng định: "Từ ngày 22/5, với việc chấm dứt thỏa thuận kéo dài 3 tháng, (IAEA) sẽ không được truy cập vào các dữ liệu mà camera ghi lại được bên trong các cơ sở hạt nhân (của Iran) theo đúng thỏa thuận".
Trong tuần này, IAEA cho biết đang đàm phán với Iran về thỏa thuận giám sát hạt nhân.
Tháng 2 vừa qua, IAEA và Iran đã đạt được một thỏa thuận, qua đó cho phép các thanh sát viên của cơ quan này tiếp tục thanh sát hoạt động tại các địa điểm hạt nhân đã được công bố ở Iran trong 3 tháng tới và dự kiến thỏa thuận này hết hiệu lực vào cuối tháng 5.
Theo thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, các thanh sát viên của IAEA có quyền tiếp cận một cách hạn chế các cơ sở phi hạt nhân của Iran, bao gồm cả các địa điểm quân sự, trong trường hợp nghi ngờ có các hoạt động hạt nhân bất hợp pháp. Tuy nhiên, tháng 12/2020, Quốc hội Iran đã thông qua đạo luật chấm dứt quyền thanh sát của IAEA kể từ ngày 21/2/2021, trừ khi Mỹ nới lỏng các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, sau đó, hai bên đã đạt thỏa thuận tạm thời về việc nối lại các cuộc thanh sát của IAEA kể từ ngày 23/2.
Thỏa thuận hạt nhân Iran cho phép Tehran làm giàu urani ở mức độ 3,67%, thấp hơn nhiều so với mức 90% có thể tạo ra vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, kể từ năm 2018, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump rút Washington khỏi thỏa thuận trên và tái áp đặt trừng phạt Iran, Tehran đã dần thu hẹp các cam kết của mình trong thỏa thuận.
Iran nêu điều kiện gia hạn thỏa thuận cho phép IAEA thanh sát hạt nhân Ngày 10/5, Iran tuyên bố nước này có thể gia hạn một thỏa thuận cho phép các thanh sát viên của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) thuộc Liên hợp quốc (LHQ) giám sát một số hoạt động chính nếu tiến trình đàm phán giữa Tehran với các cường quốc thế giới về chương trình hạt nhân tiếp tục "đi...