Iran tuyên bố ‘xua đuổi’ máy bay trinh sát Mỹ
Iran cho biết đã phát cảnh báo buộc trinh sát cơ Mỹ rời khỏi khu vực nước này tiến hành đợt tập trận Zolfaqar-99.
“Sau khi thông báo khởi động đợt tập trận Zolfaqar-99, lực lượng phòng không đã yêu cầu mọi máy bay không người lái (UAV) nước ngoài tránh xa khu vực. Quân đội Iran đã phát hiện nhiều UAV Mỹ định thu thập dữ liệu về cuộc tập trận và phát thông điệp xua đuổi”, chuẩn đô đốc Shahram Irani, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Iran, cho biết hôm 11/9.
Chuẩn đô đốc Irani thêm rằng hoạt động của các phi đội UAV Mỹ đã thay đổi đáng kể sau khi bị cảnh cáo. “Họ phải rời khu vực khi chứng kiến khả năng sẵn sàng chiến đấu của các hệ thống trinh sát, nhận diện và phòng thủ của quân đội Iran”, ông cho hay.
Lầu Năm Góc chưa bình luận về phát biểu của tướng hải quân Iran hay cuộc tập trận.
Video đang HOT
Pháo phản lực Iran tham gia bắn đạn thật tại tập trận Zolfaqar-99. Ảnh: MEHR News.
Tập trận Zolfagar-99 kéo dài ba ngày trên khu vực rộng khoảng 2 triệu km vuông tại eo biển Hormuz, biển Oman, bờ biển Makran và một phần bắc Ấn Độ Dương với nhiều nội dung bắn đạn thật.
Tehran đã triển khai tàu hộ vệ tên lửa Sahand và tàu hậu cần Bandar Abbas trên Ấn Độ Dương. Hình ảnh do truyền thông Iran công bố cho thấy nhiều khẩu đội pháo bờ biển, tên lửa phóng loạt và binh sĩ tấn công mục tiêu trên mặt biển. Các đơn vị đặc nhiệm, lính dù và thiết giáp thực hành nội dung đổ bộ đánh chiếm bờ biển, trong khi tiêm kích không quân tấn công mục tiêu giả định gần bờ biển.
Tập trận Zolfaqar-99 cũng huy động nhiều lực lượng như thông tin liên lạc, tình báo và tìm kiếm cứu hộ. Iran cũng có thể triển khai tàu ngầm tự đóng và UAV vũ trang Simorgh tham gia các khoa mục huấn luyện.
“Hoạt động này nhằm cải thiện khả năng sẵn sàng chiến đấu, cũng như năng lực của hải quân, không quân, phòng không và lục quân, phô diễn sức mạnh của Iran trước mọi hành động hung hăng gây hấn”, chuẩn đô đốc Habibollah Sayyari, chỉ huy cuộc tập trận, cho biết.
Trung Quốc tố trinh sát cơ Mỹ 'giả dạng' máy bay Malaysia
Trinh sát cơ Mỹ đã phát tín hiệu nhận dạng của máy bay chở khách Malaysia khi hoạt động gần đảo Hải Nam, theo viện nghiên cứu Trung Quốc.
"Trinh sát cơ RC-135W Mỹ mang mã hiệu nhận dạng AE01CE cất cánh từ căn cứ Kadena ở Nhật Bản hôm 8/9. Không lâu sau, một 'máy bay Malaysia' mang mã hiệu 750548 xuất hiện trên cùng đường bay, trước khi tiến vào Biển Đông và quần thảo nhiều vòng cách đảo Hải Nam hơn 92 km về phía đông nam", tổ chức Sáng kiến Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI) thuộc Viện Nghiên cứu Đại dương Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc, đăng trên Twitter hôm qua.
SCSPI cho hay trinh sát cơ Mỹ "giả dạng" máy bay Malaysia này sau đó bay tuần tra liên tục ở vùng biển quốc tế nằm giữa đảo Hải Nam của Trung Quốc và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Trinh sát cơ RC-135W Mỹ cất cánh tại bang Nebraska năm 2019. Ảnh: USAF.
SCSPI thêm rằng một chiếc RC-135W khác cũng có hành động tương tự hôm 7/9, khi phát mã hiệu nhận diện vô nghĩa trong lúc tuần tra trên Biển Đông và chuyển sang mã hiệu chuẩn trên đường về căn cứ.
Quân đội Mỹ chưa bình luận về thông tin này.
Mã hiệu nhận diện của máy bay nằm trong tài liệu đăng ký với Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) và hiếm khi thay đổi. Nó cho biết danh tính và vị trí của máy bay, nhằm bảo đảm an toàn hàng không, hạn chế va chạm và tránh gây nhầm lẫn giữa các phi cơ trong cùng một khu vực.
Trinh sát cơ Mỹ từng nhiều lần sử dụng mã hiệu nhận diện giả khi hoạt động gần Venezuela, Iran và bán đảo Crimea.
RC-135V/W Rivet Joint là máy bay chuyên thu thập thông tin tình báo tín hiệu (SIGINT) của không quân Mỹ, có khả năng nghe trộm và định vị nguồn phát tín hiệu vô tuyến của đối phương. Mỗi chiếc Rivet Joint đơn lẻ có thể phát hiện tín hiệu khả nghi (SOI), nhưng không thể tìm tọa độ chính xác của nguồn phát và thường kết hợp với những loại trinh sát cơ khác để định vị đối phương.
Trung Quốc gần đây tổ chức nhiều cuộc diễn tập và tập trận tại các vùng biển xung quanh nước này, trong khi quân đội Mỹ cũng đẩy mạnh hoạt động tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong những tháng qua.
Trong ba tuần đầu tiên của tháng 7, trinh sát cơ của Mỹ đã 50 lần hoạt động trên Biển Đông. Vào những ngày cao điểm, có tới 8 máy bay Mỹ hoạt động gần bờ biển Trung Quốc, gồm trinh sát cơ P-8A, EP-3E, RC-135W và máy bay tiếp liệu KC-135.
Mô hình tàu sân bay Mỹ đe dọa 'yết hầu' dầu mỏ thế giới Mô hình tàu sân bay Nimitz bị Iran đánh chìm ở eo biển Hormuz có thể trở thành hiểm họa với tàu hàng qua huyết mạch dầu mỏ thế giới. Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran đánh chìm mô hình tàu sân bay Nimitz trong cuộc tập trận quy mô lớn trên eo biển Hormuz hôm 29/7. Sau cuộc tập trận, xác...