Iran tuyên bố thử thành công “S-300 nội địa
Iran vừa thử nghiệm thành công tổ hợp tên lửa phòng không Bavar-373 được giới chức quân sự nước này quảng cáo có tính năng tương đương S-300 của Nga.
Kênh truyền hình Iran PressTV dẫn lời Chuẩn Tướng Farzad Esmaeili đăng tải, Iran tự phát triển tổ hợp Bavar-373 để thay thế sản phẩm S-300 đặt mua từ Nga. Tổ hợp tên lửa nội địa thậm chí có tính năng vượt trội so với sản phẩm của Nga.
Hình ảnh về tổ hợp Bavar-373 của Iran.
Theo kế hoạch, Bavar-373 bắt đầu được trang bị cho quân đội Iran từ năm 2015, nhưng thông tin về đặc tính kỹ-chiến thuật của dòng vũ khí này chưa được hé lộ. Từ một số nguồn tin, Iran hiện sở hữu một vài tổ hợp S-300 và áp dụng công nghệ trên dòng vũ khí phòng không này vào Bavar-373. Để so sánh với S-300, Bavar-373 phải có tầm bắn không dưới 300 km.
Cùng với Bavar-373, cuối tháng 8/2014, Iran cũng thử nghiệm tổ hợp tên lửa phòng không nội địa Talaash 3 có tầm bắn đạt 200 km. Loại vũ khí mới này sẽ được giới thiệu trong cuối tháng 9 này.
Video đang HOT
Năm 2007, Iran và Nga đã ký hợp đồng trị giá 800 triệu USD mua 5 tổ hợp S-300. Tuy nhiên, tới năm 2010, trước sức ép từ các lệnh trừng phạt quốc tế với Iran, Nga đã huỷ hợp đồng và trả lại tiền đặt cọc cho Iran. Sau sự việc trên, Tehran đã đệ đơn kiện Moscow ra Toà án Trọng tài quốc tế ở Geneva với số tiền yêu cầu bồi thường tới 4 tỷ USD.
Theo Tri Thức
Hủy hợp đồng S-300 với Syria và Iran, Nga có thể bị phạt 4 tỷ USD
Một phần thiết bị của hệ thống tên lửa phòng không S-300 dành cho Syria sẽ được Nga hủy tại chỗ, phần còn lại dự kiến sẽ sử dụng trong các hợp đồng khác. Trước đó, Nga cũng đã phá hủy các hệ thống S-300 sản xuất cho Iran.
Hồi tháng 9- 2013, Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra thông tin: Nga cung cấp cho Syria hệ thống tên lửa phòng không S-300 theo từng phần của hợp đồng, nhưng công việc không được hoàn thành và bị đình chỉ.
Ngày 27-8, một nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp quân sự Liên bang Nga cho hãng thông tấn RIA Novosti biết là hàng loạt thành phần và thiết bị của các hệ thống S-300 đã bàn giao cho Damascus có thể được đem sử dụng trong các hợp đồng khác, những chi tiết không cần thiết sẽ được xử lý tại chỗ ở Syria.
Trước đó vào đầu tháng 8, ông Konstantin Biryulin, Phó giám đốc Cơ quan liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự cho các phóng viên rằng, S-300 dành cho Syria sẽ được hủy một phần. Còn hợp đồng bán S-300 cho Iran cũng bị đóng băng và phía Iran có thể phạt Nga 4 tỷ USD.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga
Được biết, nguyên nhân của việc đình chỉ các hợp đồng này một phần do đã quá hạn mà Syria chưa giao đủ tiền, một phần là do nghị quyết của Liên Hợp Quốc cùng với sức ép của Mỹ và NATO đối với Nga, kêu gọi Moscow không được bàn giao các hệ thống S-300 cho Damascus và Tehran.
Vào cuối tháng 8 năm ngoái, Nga cũng đã tháo dỡ các hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-300 PMU2 mà Moscow từ chối cung cấp cho Tehran, theo hợp đồng cung cấp 4 khẩu đội S-300 ký kết năm 2007. Một số bộ phận, còn có thể được sử dụng, Nga đã sử dụng lại trong chế tạo lắp ráp các hệ thống khác, còn một số bộ phận đã được hủy bỏ.
Theo ông Menshchikov - Giám đốc điều hành công ty Almaz-Antey, mỗi hợp đồng một khác, mỗi hệ thống tên lửa được chế tạo cho một khách hàng cụ thể, có cấu tạo khác nhau, đặc điểm kỹ thuật khác nhau và phần mềm khác nhau nên không thể được điều chỉnh theo yêu cầu của khách hàng khác.
Hệ thống phòng không Antei-2500 của Nga
Vào tháng 9-2010, Tổng thống Nga khi đó là ông Dmitry Medvedev đã ký sắc lệnh hủy bỏ hợp đồng này theo nghị quyết 1929 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, cấm cung cấp cho Iran các loại vũ khí thông thường, bao gồm các hệ thống tên lửa, xe tăng, máy bay trực thăng tấn công, máy bay chiến đấu và tàu chiến.
Ngay sau đó, Bộ Quốc phòng và Tổ chức công nghiệp hàng không Iran đã nộp đơn kiện Rosoboronexport phải bồi thường 4 tỷ USD lên một tòa án trọng tài quốc tế tại Geneva, vào tháng 4-2011. Theo các quan chức Iran, Tehran sẽ chỉ rút đơn kiện này nếu Nga thực hiện hợp đồng này.
Hồi tháng 6, nhật báo Vedomosti của Nga dẫn nguồn tin ngành công nghiệp vũ khí giấu tên cho biết, sau khi hủy hợp đồng S-300, Moscow đã đề xuất cung cấp thay thế cho Tehran hệ thống phòng không Antei-2500, nhưng đề nghị này chưa bao giờ được chính thức xác nhận.
Theo An Ninh Thủ Đô
Nga tìm được khách hàng vớt vát thương vụ S-300 đổ bể với Syria Nga dự định bán cho Ai Cập các hệ thống tên lửa phòng không S-300 mà trước đó là dành cho Syria, báo chí Ai Cập và Nga đưa tin hôm 22.8.2014. S-300PS khai hỏa Hiện nay, một phái đoàn Nga đang có mặt ở Cairo. Theo tờ Al-Ahram, ngoài S-300, Cairo còn tỏ ra quan tâm đến mua sắm tiêm kích MiG-29,...