Iran tuyên bố sẽ vượt qua sức ép từ lệnh trừng phạt của Mỹ
Ngày 18/8, Phó Tổng thống Iran Eshagh Jahangiri tuyên bố nước này sẽ vượt qua sức ép từ lệnh trừng phạt của Mỹ bằng cách dựa vào các tài nguyên thiên nhiên và con người của đất nước, trong bối cảnh Washington đang hối thúc các đồng minh cắt đứt quan hệ kinh tế với Tehran.
Tàu của Iran cập cảng để khai thác dầu từ cơ sở lọc dầu trên đảo Khark ở ngoài khơi vùng Vịnh Persian. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo hãng thông tấn nhà nước IRNA, Phó Tổng thống Jahangiri nhấn mạnh: “Đây là một thời khắc quan trọng đối với nền kinh tế Iran, nhưng chúng ta vẫn chưa đi vào ngõ cụt. Iran còn rất nhiều tài nguyên thiên nhiên và con người để có thể dựa vào.”
Theo ông Jahangiri, lượng tài nguyên dầu mỏ và khí đốt của Iran đứng đầu thế giới, trong khi khoáng sản và kim loại cũng thuộc Top 10.
Sau khi quyết định rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), Tổng thống Donald Trump ngày 7/8 đã ký sắc lệnh tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran, đồng thời khẳng định chính sách của Washington là “gây sức ép tối đa về kinh tế” đối với nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Video đang HOT
Gói trừng phạt thứ nhất nhằm vào các giao dịch mua USD, các kim loại quý và các mặt hàng xuất khẩu của Iran.
Gói trừng phạt thứ hai được coi là hết sức mạnh tay nhằm “triệt tiêu” nguồn thu từ dầu mỏ của quốc gia Trung Đông này.
Ông Trump cũng tuyên bố các công ty giao thương với Iran sẽ bị cấm giao dịch với Mỹ khi các biện pháp trừng phạt mới của Washington đối với Tehran có hiệu lực.
Theo sau các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Iran của Mỹ, Bộ Ngoại giao Maroc ngày 18/8 lưu ý rằng các ngân hàng nước này phải ngăn chặn giao dịch tài chính và nhập khẩu nguyên liệu có nguồn gốc từ Iran.
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi, quyết định trên được đưa ra sau một thông báo từ Đại sứ quán Mỹ tại Rabat về các biện pháp trừng phạt kinh tế mới do Washington áp đặt đối với Tehran, với lưu ý Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cảnh báo hôm 7/8 rằng bất kỳ quốc gia nào “trao đổi kinh doanh với Iran sẽ không thể làm ăn với Mỹ.”
Theo số liệu chính thức, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Maroc và Iran trong năm 2017 không vượt quá 3,5 triệu USD.
Trước đó, hồi tháng 5 vừa qua, Maroc tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Tehran với lý do Iran ủng hộ nhóm Mặt trận Polisario, một phong trào đấu tranh đòi độc lập cho khu vực Tây Sahara./.
Theo Trí thức trẻ
Tổng thống Iran tái đắc cử với cách biệt lớn
Ông Hassan Rouhani hôm nay giành chiến thắng cuộc bầu cử tổng thống Iran với cách biệt lớn so với đối thủ xếp ngay sau.
Ông Hassan Rouhani. Ảnh: AP
Theo Bộ Nội vụ Iran, ông Rouhani giành 57% số phiếu bầu, dẫn trước 19 điểm phần trăm so với đối thủ xếp ngay sau, cựu bộ trưởng tư pháp Ebrahim Raisi. Hai ứng viên khác cũng nhận được phiếu bầu song không đáng kể, Reuters đưa tin. Kênh truyền hình nhà nước Iran cũng thông báo Tổng thống Hassan Rouhani đã tái đắc cử.
Ông Mostafa Hashemitaba, một trong 4 ứng viên chạy đua cho chiếc ghế tổng thống Iran, gửi lời chúc mừng ông Rouhani sau chiến thắng, theo trang tin Nasim Online. Phó tổng thống Iran Eshagh Jahangiri viết trên mạng xã hội Twitter, chúc mừng ông Rouhani cùng toàn thể người dân nước này "với thắng lợi vĩ đại".
Truyền thông Iran đưa tin khoảng 75% cử tri đủ tiêu chuẩn đã đi bỏ phiếu. Ông Rouhani, thuộc phe ôn hòa, chủ trương thực hiện những biện pháp cải cách kinh tế và nỗ lực cải thiện quan hệ giữa Iran với các quốc gia phương Tây.
Ông Rouhani trở thành Tổng thống Iran từ năm 2013. Việc ông tái đắc cử lần này đóng vai trò như một bằng chứng cho thấy sự ủng hộ của người dân đối với bản thỏa thuận hạt nhân mà Iran ký với nhóm 6 cường quốc thế giới hồi năm 2015, chuyên gia nhận định. Theo thỏa thuận, Iran sẽ được nới lỏng các biện pháp trừng phạt kinh tế quốc tế nếu hạn chế làm giàu uranium.
Theo thống kê, ông Rouhani giành gần 23 triệu phiếu bầu, tăng 4,4 triệu phiếu so với kết quả hồi năm 2013.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Mỹ tính toán sai, quan hệ với Iran chạm đáy? Mối quan hệ căng thẳng của Mỹ với Iran đã chạm tới mức nguy hiểm, khi Washington siết chặt gọng kìm đối với nền kinh tế của quốc gia Hồi giáo này. Mỹ đã thông qua các lệnh trừng phạt mới nhằm vào nền kinh tế Iran. Sau tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân lịch sử ký năm 2015, động thái...