Iran tuyên bố sẽ sớm trình làng ‘50 thành tựu hạt nhân’
Giới chức Iran ngày 8/12 tuyên bố nước Cộng hòa Hồi giáo này sẽ sớm công bố “50 thành tựu hạt nhân”, trong bối cảnh Tehran đang chịu sức ép ngày càng lớn của Mỹ và phương Tây.
Bên trong cơ sở hạt nhân Iran. Ảnh: Getty
Sau Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đơn phương rút khỏi Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA), tên chính thức của thỏa thuận hạt nhân lịch sử mà Iran ký với Nhóm P5 1 (gồm 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga cùng với Đức), Tehran đã giảm dần việc thực hiện các điều khoản và cam kết trong thỏa thuận này nhằm nỗ lực thuyết phục các nước châu Âu giúp Iran chống đỡ các biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Hiện là giai đoạn thứ tư trong lộ trình rút khỏi các cam kết JCPOA mà Iran tuyên bố hồi tháng 7/2019, ngày 8/12, Phó Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Iran (AEOI), Ali Asghar Zarean, tuyên bố nước này sẽ sớm công bố “50 thành tựu hạt nhân”.
Hãng thông tấn Mehr dẫn phát biểu của ông nêu rõ: “15 thành tựu hạt nhân sẽ được trình làng với các thế hệ máy ly tâm mới, nhà máy điện và lò phản ứng nước nặng. Đây sẽ là một phần nhỏ trong hàng loạt thành tựu nhảy vọt của các kỹ sư Iran”.
Truyền thông Iran cho rằng ông Ali Zarean đã nói sẽ có tổng cộng 50 thành tựu hạt nhân, những thành quả công nghệ sẽ không thể có được nếu thiếu nghiên cứu và phát triển.
Video đang HOT
Sau sự đổ vỡ một phần của thỏa thuận JCPOA, quan hệ giữa Mỹ và Iran đã từng bước leo thang căng thẳng. Nhà Trắng chỉ trích cách tiếp cận của Tehran là “tống tiền hạt nhân”, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng với Mỹ gia tăng sức ép đối với nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cảnh báo Chính quyền Washington sẽ xóa bỏ các biện pháp miễn trừ trừng phạt đối với cơ sở hạt nhân Fordow, được coi là cơ sở hạt nhân chính trong chương trình làm giàu hạt nhân của Iran, và hối thúc Tehran lập tức chấm dứt các hoạt động làm giàu urani.
Tuy nhiên, Tổng thống Iran Hassan Rouhani chỉ trích hành động của Mỹ là sai lầm và vi phạm luật pháp quốc tế.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani phát biểu trong cuộc họp báo tại Tehran. Ảnh: THX/ TTXVN
Trong 7 tháng qua, Iran tiến hành một loạt bước đi giảm bớt các cam kết trong JCPOA nhằm đáp trả các động thái của Mỹ cũng như phản ứng với sự chậm trễ của các quốc gia châu Âu trong việc tạo thuận lợi cho các giao dịch ngân hàng cùng hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Iran.
Gần đây, Iran nối lại hoạt động làm giàu urani tại cơ sở Fordow ở miền Nam nước này, đồng thời bắt đầu làm giàu urani tại nhà máy Natanz ở miền Trung. Hồi đầu tháng 11, Iran đã đưa vào sử dụng loạt 30 máy ly tâm IR-6 thế hệ mới, có khả năng sản xuất urani làm giàu nhanh gấp 10 lần loại máy ly tâm đời đầu IR-1, vốn là loại máy mà Iran được phép sử dụng theo thỏa thuận. Bên cạnh đó, các nhà khoa học Iran đang phát triển một nguyên mẫu của dòng máy ly tâm IR-9, có thể hoạt động nhanh gấp 50 lần IR-1.
Tuy nhiên, Iran cũng khẳng định có thể nhanh chóng hủy bỏ các biện pháp mà nước này thực hiện nếu các bên còn lại trong thỏa thuận tìm ra cách giúp Tehran tránh các biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Thanh Tuấn
Theo báo Tin tức
Trò hề SEA Games: VĐV đi bộ Việt Nam mất HCV vì đối thủ... chạy
Ở môn đi bộ 10km nữ, VĐV Phan Thị Bích Hà bật khóc tức tưởi vì bị cướp mất HCV một cách trắng trợn. Đối thủ người nước chủ nhà Malaysia, Elena Gohling Yin, đổi từ đi bộ sang chạy về đích và được các trọng tài dung túng để chiến thắng.
SEA Games 29 (2017) tại Malaysia có thể coi là kỳ SEA Games nhiều sự cố và nhiều chuyện "dở khóc dở cười" nhất khi chủ nhà làm mọi cách có thể để vơ vét HCV. Họ tác động vào từ trọng tài, Ban tổ chức cho tới dùng những "chiêu trò" trái luật. Điển hình như ở nội dung bộ 10km nữ, khi VĐV Phan Thị Bích Hà của Việt Nam đã bật khóc tức tưởi vì bị VĐV nước chủ nhà cướp mất HCV một cách trắng trợn.
Bích Hà (áo đỏ) bị tước mất huy chương vàng một cách tức tưởi. Ảnh: Long Hưng.
Cụ thể, nhắm thấy khó có thể thắng Phan Thị Bích Hà, Elena Gohling Yin đã sử dụng "trò bẩn". Theo đó, ngay từ những vòng đi bộ đầu tiên, VĐV của nước chủ nhà Malaysia này đã nhiều lần phạm luật, khi để 2 chân rời khỏi mặt đất cùng một lúc. Mà điều này là vi phạm quy định của môn đi bộ.
Tuy nhiên, trọng tài lại làm ngơ và thế là Elena Gohling Yin cứ liên tiếp phạm luật. Thậm chí đến vòng đi bộ cuối, VĐV này còn gần như đã chạy để cán đích ở vị trí đầu tiên và giành luôn tấm HCV. Chung cuộc, Bích Hà về đích với thành tích 52 phút 27 giây 78, còn Elena Gohling Yin có thành tích 52 phút 21 giây 50.
Sau khi nhận được kết quả, Bích Hà lộ rõ sự thất vọng, cô ngồi sụp xuống trước cửa phòng thay đồ và bật khóc.
Trường hợp của Phan Thị Bích Hà không phải hiếm ở các kỳ SEA Games. Còn nhớ vào năm 2013, VĐV đi bộ Nguyễn Thị Thanh Phúc đã bật khóc khi nhìn đối thủ chủ nhà Myanmar Saw Mar Lar Nwe chạy về đích.
Theo luật của môn đi bộ, sau 3 lần phạm lỗi, VĐV sẽ bị loại. Nhưng truyền hình Malaysia không trực tiếp toàn bộ quá trình đi bộ, họ không quay bảng báo lỗi nên chỉ có trọng tài mới biết Elena Gohling Yin có nhấc cả 2 chân lên cùng lúc hay không. Mà khi trọng tài đã bị tác động của nước chủ nhà, thì các quyết định bằng cảm tính của họ đương nhiên không còn công minh nữa.
Theo Danviet
Giật mình luật lệ không tin nổi dưới thời Sa hoàng Nga Dưới thời Sa hoàng Nga, một số luật lệ khó tin được ban hành và có hiệu lực trong suốt nhiều năm. Những quy định kỳ lạ này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thường ngày của người dân Nga cũng như người ngoại quốc sống và làm việc ở xứ sở sương mù. Peter Đại đế là một trong những Sa...