Iran tuyên bố không thay đổi công suất của các máy ly tâm làm giàu urani
Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran ( AEO) cho biết nước này không có kế hoạch khởi động những máy ly tâm có thể làm giàu urani với công suất cao hơn cũng như không có ý định thay đổi quan hệ với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).
Quang c ảnh nhà máy hạt nhân Natanz, cách thủ đô Tehran (Iran) 270 km về phía nam. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 16/5, hãng thông tấn ISNA của Iran dẫn lời người phát ngôn AEO Behrouz Kamalvandi nêu rõ: “Chúng tôi hiện không có kế hoạch thay đổi công suất của các máy ly tâm để tăng công suất và thúc đẩy quy trình sản xuất”. Người phát ngôn này khẳng định chính quyền Iran chỉ tăng công suất bằng số máy ly tâm vốn đã được lắp đặt tại nhà máy Natanz.
Liên quan đến việc IAEA tăng cường giám sát các cơ sở hạt nhân của Iran theo thỏa thuận hạt nhân, ông Kamalvandi cho rằng vào một số giai đoạn, IAEA cần phải thông báo trước kế hoạch và những việc đang thực hiện để tiến hành một số công tác kỹ thuật.
Video đang HOT
Thỏa thuận hạt nhân Iran ký năm 2015 giữa Tehran và nhóm P5 1 (gồm Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga, Mỹ và Đức), theo đó Iran hạn chế chương trình hạt nhân mà phương Tây lo ngại có thể sẽ dẫn tới việc phát triển bom hạt nhân. Đổi lại, các quốc gia phương Tây đồng ý gỡ bỏ mọi biện pháp trừng phạt nhằm vào Tehran. Tháng 5/2018, Mỹ tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran với lý do nội dung thỏa thuận “quá hào phóng” với Iran, không siết chặt các hoạt động thử tên lửa đạn đạo hay hạn chế việc Iran tham gia vào các cuộc xung đột trong khu vực. Sau khi Mỹ áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt Tehran, các quốc gia châu Âu đã nỗ lực tìm cách cứu vãn thỏa thuận này.
Ngày 8/5 vừa qua, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã thông báo sau 60 ngày, Iran sẽ “thu hẹp” việc thực hiện các cam kết trong thỏa thuận hạt nhân, cụ thể là sẽ tăng mức độ làm giàu urani. Đây cũng chính là thời hạn mà Iran yêu cầu các nước còn lại tham gia thỏa thuận gồm Anh, Trung Quốc, Nga, Pháp và Đức phải thực hiện cam kết liên quan đến lĩnh vực dầu mỏ và ngân hàng để phá vỡ các lệnh trừng phạt của Mỹ và thúc đẩy thương mại.
Theo thỏa thuận hạt nhân lịch sử, Iran chỉ được làm giàu urani ở mức 3,67%, thấp hơn nhiều so với mức 90% để chế tạo vũ khí hạt nhân. Iran cũng chỉ được phép làm giàu urani bằng các máy ly tâm IR-1 thế hệ đầu tiên. Thỏa thuận cho phép Iran có thể sử dụng một số máy ly tâm tiên tiến hơn để nghiên cứu, nhưng không được phép tích trữ urani đã làm giàu.
Theo Nguyễn Hằng (TTXVN)
Nga và Iran thảo luận về việc khởi động Ủy ban Hiến pháp Syria
Ngày 3/2, Bộ Ngoại giao Nga thông báo, phái đoàn nước này do Đặc phái viên của tổng thống Nga Alexander Lavrentyev và Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Vershinin dẫn đầu, đã thảo luận về việc thành lập Ủy ban Hiến pháp Syria tại thủ đô Tehran, Iran.
Toan canh vong đam phan hoa binh Syria do Iran, Nga va Thô Nhi Ky lam trung gian hoa giai tai Astana, Kazakhstan ngay 15/5/2018. Anh tư liệu: AFP/TTXVN
Thông báo nêu rõ giới chức hai nước đã thảo luận nhiệm vụ nhanh chóng thành lập và khởi động Ủy ban Hiến pháp tại Geneva. Ngoài ra, nội dung chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh 3 bên sắp tới theo khuôn khổ Astana cũng đã được đề cập. Các bên đã trao đổi quan điểm về một loạt vấn đề liên quan tới diễn biến tình hình tại Syria cũng như khu vực Trung Đông.
Theo Bộ Ngoại giao Nga, Thứ trưởng Vershinin và đặc phái viên Lavrentyev cùng các đại diện của Bộ Quốc phòng Nga, đã có cuộc gặp với Thư ký Hội đồng An ninh quốc gia tối cao của Iran Ali Shamkhani, đồng thời tham vấn với Thứ trưởng Ngoại giao Iran phụ trách các vấn đề Arab và châu Phi Hossein Jabari Ansari. Bộ này cho biết, các cuộc đàm phán đã diễn ra vào ngày 2/2.
Cộng đồng quốc tế đã có nhiều nỗ lực nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột kéo dài 7 năm tại Syria. Ngoài các nỗ lực do Liên hợp quốc (LHQ) đứng đầu, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran cũng đã tham gia tích cực vào tiến trình hòa bình Syria với nhiều vòng đàm phán ở thủ đô Astana của Kazakhstan. Các cuộc đàm phán này đã trở thành nền tảng hiệu quả nhất nhằm hướng tới chấm dứt xung đột và mang lại nền hòa bình lâu dài cho đất nước Syria.
Theo kế hoạch, một Ủy ban Hiến pháp mới của Syria sẽ được triệu tập đầu năm nay, bắt đầu một tiến trình hòa bình chính trị đầy triển vọng. Đặc phái viên LHQ về Syria Staffan De Mistura cho biết công việc của cơ quan mới trên sẽ được quản lý theo hướng thỏa hiệp và cam kết mang tính xây dựng. Theo ông, hiến pháp mới của Syria có thể bao gồm các nội dung như quyền lực của tổng thống, cách thức tổ chức bầu cử và sự phân chia quyền lực. Quan chức này cũng khẳng định quyết định cuối cùng về việc thành lập ủy ban hiến pháp sẽ do LHQ chứ không phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào.
Việc thành lập Ủy ban Hiến pháp Syria đã được nhất trí tại Đại hội Đối thoại dân tộc Syria do Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian ở thành phố Sochi của Nga hồi tháng 1/2018. Sự ra đời của ủy ban này được cho là sẽ đóng góp lớn cho tiến trình hòa bình do LHQ bảo trợ, mở đường để Syria tiến hành các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội trong tương lai.
Ủy ban hiến pháp Syria được LHQ hậu thuẫn dự kiến gồm 150 thành viên, chia đều thành 3 nhóm - một nhóm do chính phủ lựa chọn, nhóm thứ hai do phe đối lập chọn và nhóm thứ ba do đặc phái viên LHQ về Syria chọn.
Đặng Hồ Phương (TTXVN)
Theo Tintuc
Nga thảo luận về việc khởi động Ủy ban Hiến pháp Syria Theo Sputniknews, Bộ Ngoại giao Nga ngày 3/2 thông báo, phái đoàn nước này do Đặc phái viên của tổng thống Nga Alexander Lavrentyev và Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Vershinin dẫn đầu, đã thảo luận về việc thành lập Ủy ban Hiến pháp Syria tại thủ đô Tehran, Iran. Ngoại trưởng Iran Javad Zarif, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Thổ...