Iran từng khiến một Tổng thống Mỹ không thể tái đắc cử như thế nào
Trong quá khứ, Iran đã khiến một Tổng thống Mỹ phải nhận kết cục bẽ bàng bằng một vụ bắt cóc táo tợn.
Hình ảnh vụ bắt giữ 52 nhà ngoại giao tại đại sứ quán Mỹ tại Iran năm 1979
Tờ Sydney Morning Herald hôm 6/1 nhắc lại một sự kiện từng gây chấn động thế giới liên quan tới căng thẳng Mỹ – Iran. Năm 1979, Iran cho người đột kích vào đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Tehran, bắt giữ 52 nhà ngoại giao làm con tin.
Mọi nỗ lực giải cứu con tin của Jimmy Carter, Tổng thống Mỹ khi đó, đều thất bại, bao gồm cả một nhiệm vụ giải cứu hồi tháng 4/1980 – quân Mỹ không những không cứu được con tin mà còn gặp sự cố khiến nhiều binh sĩ thiệt mạng. Sự thất bại của Mỹ ở Iran thời điểm đó là yếu tố chính khiến ông Carter không thể tái đắc cử vào tháng 11/1980.
Mãi tới khi ông Ronald Reagan tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ ngày 20/1/1981, Iran mới thả con tin sau 444 ngày giam giữ.
Vụ tướng Qassem Soleimani (trái) bị sát hại theo lệnh của Tổng thống Donald Trump đang thu hút sự quan tâm của dư luận thế giới
Tuần trước, sau cuộc tấn công nhằm vào đại sứ quán Mỹ tại Baghdad, Iraq của nhóm người mà Washington cho rằng do Tehran hậu thuẫn, ông Trump đã ra lệnh sát hại tướng Iran Qassem Soleimani, một nhân vật tầm cỡ không chỉ ở Iran mà còn ở khu vực Trung Đông. Vụ việc thổi bùng căng thẳng Mỹ – Iran ở khu vực Trung Đông và gây chấn động thế giới.
Video đang HOT
Iran có thể trả đũa bằng một động thái tương tự nhằm vào Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hoặc Tổng tham mưu trưởng liên quân Mỹ. Quy mô, phạm vi hành động trả đũa của Iran cũng như cách Mỹ tiếp nhận, phản ứng với việc trả đũa đó sẽ ảnh hưởng nhất định tới kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020.
Chính sách đối ngoại của ông Trump, thể hiện ngay từ bài diễn văn nhậm chức năm 2016, khẳng định rằng “nước Mỹ là trên hết”: Một sự quả quyết về lợi ích quốc gia, chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa bảo hộ, về sự rút lui của Mỹ khỏi các cam kết và liên minh được xây dựng sau Thế chiến II, về chủ nghĩa đơn phương đặt các ưu tiên của nước Mỹ (hay của ông Trump) lên trên mọi thứ. Ngoài ra, với vấn đề Trung Đông, Tổng thống Mỹ cũng muốn chấm dứt “các cuộc chiến không hồi kết” đã tiêu tốn tiền bạc và nhân lực của nước Mỹ gần 2 thập kỷ (cho tới tận ngày nay).
Lệnh sát hại tướng Soleimani của ông Trump cùng với chiến dịch tiêu diệt thủ lĩnh tối cao IS Abu Bakr al-Baghdadi hồi tháng 10/2019 là những phản ứng của Mỹ sau hàng loạt vụ tấn công của Iran nhằm vào tàu hàng ở vịnh Ba Tư, máy bay không người lái của Mỹ và một cơ sở dầu mỏ của Ả rập Saudi, đồng minh của Mỹ.
Những sáng kiến về chính sách đối ngoại đầy tham vọng của ông Trump nhắm tới các quốc gia là “điểm nóng” trên thế giới, Iran và Triều Tiên. Hồi tháng 5/2018, ông Trump phá bỏ di sản của người tiền nhiệm Barack Obama khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. Sau đó, Tổng thống Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt, buộc Tehran phải chấp nhận một thỏa thuận toàn diện hơn. Với Triều Tiên, một mặt ông Trump thiết lập mối quan hệ với nhà lãnh đạo Kim Jong Un nhưng mặt khác vẫn áp đặt các lệnh trừng phạt để chấm dứt tham vọng hạt nhân của Triều Tiên.
Dẫu vậy, những sáng kiến này đều chưa cho thấy hiệu quả. Sau vụ tướng Soleimani bị sát hại, Iran tuyên bố phá bỏ mọi giới hạn đối với chương trình phát triển hạt nhân của quốc gia này. Trong khi đó, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cũng tuyên bố chuẩn bị ra mắt một vũ khí hạt nhân chiến lược mới có khả năng vươn tới lãnh thổ Mỹ.
Căng thẳng Mỹ – Iran bị thổi bùng đúng vào thời điểm nhạy cảm với ông Trump (trái)
Với mọi cuộc tấn công quân sự và chính sách ngoại giao mà ông Trump đề ra, xu hướng chiến tranh khu vực ở Trung Đông và một cuộc đối đầu hạt nhân với Triều Tiên đến đúng thời điểm nhạy cảm với ông Trump.
Cuộc khủng hoảng với Iran nổ ra giữa lúc ông Trump sắp bị luận tội. Dù muốn hay không, mọi thứ Tổng thống Mỹ đang làm đều được gắn với bối cảnh bị luận tội. Thực tế, sự khinh miệt của ông Trump với đảng Dân chủ (đảng yêu cầu luận tội ông) đã khiến nội bộ nước Mỹ lục đục. Vai trò lãnh đạo cùng sự đoàn kết không còn trong chính phủ Mỹ ở thời điểm quốc gia này đối mặt với những mối đe dọa.
Việc bị luận tội, dù thế nào cũng ảnh hưởng tới Tổng thống Mỹ đương nhiệm, nhất là trong chính sách ngoại giao. Có vẻ quyền lực của ông Trump không còn nguyên vẹn như trước thời điểm bị bỏ phiếu luận tội.
Những lúc bị đánh giá yếu đuối, hãy thể hiện sức mạnh và vai trò lãnh đạo của mình: Năm 1998, Tổng thống Bill Clinton cho ném bom Iraq khi sắp bị luận tội. Ông Trump cũng ở vào tình cảnh tương tự dù có thể hiện được nhiều hơn: Ra lệnh sát hại tướng Soleimani, ký kết thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung tại hay đáp trả mọi đe dọa từ Triều Tiên…
Việc ông Trump “ra tay” với Iran diễn ra một tháng trước đợt bầu cử sơ bộ đầu tiên của đảng Dân chủ diễn ra tại bang Iowa. Các ứng viên Bernie Sanders hay Joe Biden của đảng Dân chủ muốn lợi dụng nỗi sợ hãi của nhiều người về hình ảnh một tổng thống hành động liều lĩnh, bốc đồng và không có năng lực thực thi chính sách đối ngoại chiến lược.
Họ sẽ khai thác vào tâm lý không muốn gây chiến với Iran của người Mỹ và nhấn mạnh việc ông Trump đang đẩy người Mỹ tới một cuộc chiến tranh với Iran là việc làm sai lầm. Thông điệp của các ứng viên này là: “Khôi phục sự tỉnh táo, đánh bại ông Trump”.
Sự trả đũa của Iran chỉ còn là vấn đề thời gian. Và vào ngày 3/11/2020, khi người Mỹ bỏ phiếu bầu tổng thống, thế giới sẽ có đáp án cho câu hỏi liệu Iran có tiếp tục khiến một Tổng thống Mỹ khác không thể tái đắc cử hay không?
Theo danviet.vn
Tổng thống Hàn Quốc nóng lòng gặp người đồng cấp Mỹ Donald Trump trước đàm phán Mỹ- Triều
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in mong sớm gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump trước khi đàm phán Mỹ - Triều nhằm phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên diễn ra.
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho biết, ông Moon Jae-in và người đồng cấp Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại Liên hợp quốc trong tháng này. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh Mỹ và Triều Tiên ráo riết lên kế hoạch cho các cuộc đàm phán nhằm dỡ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
"Seoul và Washington đang làm việc để sắp xếp một cuộc họp thượng đỉnh giữa hai bên nhân chuyến đi của Tổng thống Moon Jae-in đến New York để tham dự hội nghị Đại hội đồng Liên hợp quốc từ ngày 22-26/9", Phát ngôn viên của Tổng thống Moon Jae-in thông báo trong một cuộc họp.
Tổng thống Hàn Quốc nóng lòng gặp Tổng thống Donald Trump trước đàm phán Mỹ Triều. (Ảnh: Reuters).
Thông báo trên của Hàn Quốc được đưa ra vài ngày sau khi Triều Tiên tuyên bố sẵn sàng mở lại các cuộc đàm phán phi hạt nhân với Mỹ trong tháng tới.
Tháng 6 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gặp nhau tại khu phi quân sự (DMZ) giữa hai miền Triều Tiên. Tại cuộc gặp, hai bên nhất trí nối lại các cuộc đàm phán ở cấp độ làm việc vốn bị đình trệ kể từ sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai tại Hà Nội vào tháng 2/2019 thất bại.
Tuy nhiên, sau cuộc gặp này, phía Mỹ cho biết đã nỗ lực nối lại các cuộc đàm phán với Triều Tiên song không nhận được phản hồi. Tín hiệu tích cực trở lại khi mới đây Tổng thống Donald Trump nói rằng ông muốn gặp lại nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, đồng thời cho rằng Bình Nhưỡng luôn có mong muốn đối thoại với Washington.
Theo các nhà phân tích, động thái Tổng thống Donald Trump loại bỏ ông John Bolton, Cố vấn an ninh quốc gia có quan điểm cứng rắn với Triều Tiên, vào đầu tuần này có thể tạo điều kiện cho sự hồi sinh các cuộc đàm phán. Mặc dù điều này chưa hẳn sẽ giúp Mỹ thuyết phục Triều Tiên từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân song ít ra cũng là tín hiệu lạc quan trong các cuộc đàm phán tới đây.
Bình Nhưỡng cũng đã nhiều lần kêu gọi Mỹ nhượng bộ, nới lỏng các lệnh trừng phạt, đồng thời cảnh báo đàm phán Mỹ - Triều chỉ có kết quả khi Mỹ có cách tiếp cận mới.
(Nguồn: Reuters)
KÔNG ANH
Theo VTC
Mỹ tính đóng băng chiến tranh thương mại với Trung Quốc Đề xuất về thỏa thuận tạm thời sẽ đóng băng cuộc xung đột thay vì đưa ra giải pháp cuối cùng cho cuộc chiến thương mại đang phủ bóng đen lên kinh tế toàn cầu. Tổng thống Trump cho biết Mỹ đang xem xét tiến tới thỏa thuận "một phần" với Trung Quốc dù bản thân ông muốn ký kết một thỏa thuận...