Iran triệu Đại sứ Pháp liên quan tới tranh biếm họa trên tạp chí Charlie Hebdo
Ngày 4/1, Iran đã triệu Đại sứ Pháp tại Tehran để phản đối việc tạp chí trào phúng Charlie Hebdo đăng loạt hình biếm họa về lãnh tụ tinh thần tối cao Ali Khamenei cùng các nhân vật tôn giáo và chính trị cấp cao khác của Iran.
Một trong những tác phẩm tham gia cuộc thi biếm họa Charlie Hebdo miêu tả Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei. Ảnh: rferl.org
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nasser Kanaani tuyên bố CH Hồi giáo Iran “không chấp nhận việc xúc phạm các giá trị và tôn nghiêm Hồi giáo, tôn giáo và quốc gia của mình dưới bất kỳ hình thức nào”.
Hiện Bộ Ngoại giao Pháp chưa đưa ra bình luận nào về thông tin trên.
Video đang HOT
Trước đó, cùng ngày, Iran đã cảnh báo sẽ có “phản ứng quyết liệt” liên quan tới vụ việc trên.
Trong khi đó, tạp chí Charlie Hebdo cho biết các bức biếm họa trên là sản phẩm của một cuộc thi được phát động từ tháng 12/2022. Phong cách hoạt động của tạp chí này cũng gây tranh cãi tại Pháp. Những người phản đối cho rằng tạp chí này đang tạo ra những sự khiêu khích không cần thiết. Năm 2015, tòa soạn Charlie Hebdo tại Paris từng bị nhóm các tay súng cực đoan tấn công khủng bố, khiến 12 người thiệt mạng, trong đó có tổng biên tập. Vụ việc xảy ra sau khi tạp chí này đăng tranh biếm họa về nhà tiên tri Mohammed của người Hồi giáo.
Cố vấn Khamenei nói Iran 'có khả năng, nhưng không định chế tạo bom hạt nhân'
Cố vấn cấp cao của Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei, ông Kamal Kharrazi tuyên bố Tehran có khả năng chế tạo bom hạt nhân nhưng vẫn chưa quyết định có chế tạo hay không.
Cố vấn cấp cao Kamal Kharrazi của Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei - Ảnh: IFP NEWS
"Chỉ trong vài ngày, chúng tôi đã có thể làm giàu uranium lên đến 60% và chúng tôi có thể dễ dàng sản xuất uranium lên đến 90%... Iran có phương tiện kỹ thuật để sản xuất bom hạt nhân, nhưng Iran chưa có quyết định như thế", ông Kharrazi nói ngày 17-7.
Năm 2018, cựu tổng thống Mỹ Donald Trump đã từ bỏ thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Tehran với các cường quốc trên thế giới. Theo thỏa thuận này, Iran phải hạn chế hoạt động làm giàu uranium, để đổi lấy việc được giảm nhẹ các lệnh trừng phạt kinh tế.
Theo Hãng tin Reuters, khoảng một năm sau chính sách "gây áp lực tối đa" của ông Trump đối với Iran, một số thông tin về việc Tehran vi phạm các hạn chế hạt nhân của thỏa thuận trên đã xuất hiện.
Iran từ lâu phủ nhận mong muốn chế tạo vũ khí hạt nhân, nói rằng họ chỉ tinh chế uranium cho mục đích sử dụng năng lượng dân sự. Chính phủ nước này cũng cho biết sẽ ngừng vi phạm thỏa thuận quốc tế nếu Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt và tái gia nhập thỏa thuận.
Các cuộc đàm phán gián tiếp giữa Iran và chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden, nhằm đưa cả Washington và Tehran trở lại thỏa thuận, đã đình trệ từ tháng 3 năm nay.
Ông Kharrazi cho biết Tehran sẽ không bao giờ đàm phán về chương trình tên lửa và chính sách khu vực theo yêu cầu của phương Tây và các đồng minh của họ ở Trung Đông.
Iran khẳng định không theo đuổi vũ khí hạt nhân Ngày 17/2, lãnh đạo tối cao của Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei cho biết nước này sẽ tiếp tục tăng cường năng lực hạt nhân phục vụ mục đích hòa bình nhằm gìn giữ nền độc lập của đất nước, trong bối cảnh Tehran và các cường quốc đang đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015. Đại...